3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.4.2. Những hạn chế
- Một số quy định về tiêu chuẩn an toàn chưa được kiểm soát bằng luật
Về các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm dệt may, hiện tại ở Việt Nam các yêu cầu an toàn về khía cạnh vật lý như tính cháy, các phụ kiện sắc nhọn hoặc về khía cạnh hóa chất như dư lượng các phthalat, các hợp chất hữu cơ thiếc, các kim loại nặng có thể chiết được, chì, các hợp chất xử lý hoàn tất chậm cháy,… đều chưa được kiểm soát bằng luật [1]
- Số lượng các doanh nghiệp có chứng chỉ SA 8000 và WRAP còn hạn chế
Về các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước phần lớn các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 và đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Theo Social Accountability Accrediation Services, tính đến tháng 3/2015, số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt được chứng chỉ SA 8000 chỉ ở con số 40 doanh nghiệp [64]. Nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo được môi
trường làm việc tốt cho người lao động như cơ sở vật chất kém, nóng bức, thông gió kém, làm thêm giờ mà trả lương không đúng quy định. Luật lao động của Việt Nam nói rằng lương tối thiểu “phải đảm bảo điều kiện sống tối thiểu của người lao động và hộ gia đình”. Tuy nhiên, mặc dù các mức lương trong ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng vẫn không đủ để cung cấp tiêu chuẩn tối thiểu đủ sống cho người lao động và gia đình của họ. Bên cạnh đó khi thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu mới, nhiều người sử dụng lao động đã giảm trợ cấp tiền mặt cho người lao động, kết quả là những người lao động không nhận được đầy đủ lợi ích của việc tăng lương.
Tính đến tháng 8/2015, Việt Nam có 219 doanh nghiệp có chứng nhận đạt tiêu chuẩn WRAP [65], so với con số gần 6000 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WRAP còn quá nhỏ. Chính phủ Việt Nam mới chỉ khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất, chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp với thông quốc tế cho ngành dệt may. Ngành dệt có gần 200 tiêu chuẩn trong đó có 72 tiêu chuẩn cần phải sửa chữa hoặc thay thế do không phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới, 49 tiêu chuẩn [66] cần được xây dựng mới tập trung vào phương pháp xác định tồn dư kim loại và hoá chất có tác động đến con người; bổ sung các nội dung về qui cách ghi nhãn hàng hoá, bao gói, xây dựng, ban hành danh mục thuốc nhuộm độc hại không đựơc sử dụng ở Việt Nam và qui định không được sử dụng các nguyên liệu có sử dụng thuốc nhuộm trong danh mục này. Bên cạnh đó nhiều nhà quản lí doanh nghiệp vẫn chưa có hiểu biết về những rào cản về trách nhiệm xã hội đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu hoặc cố tình không quan tâm để giảm thiểu chi phí. Hệ quả là việc đáp ứng tiêu chuẩn WRAP ở Việt Nam còn yếu kém, chưa theo kịp xu hướng của thế
chuẩn WRAP được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
- Hình thức gia công vẫn chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu
Tuy có những cải thiện trong hình thức xuất khẩu nhưng hình thức gia công vẫn chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên vâ ̣t liê ̣u trong nước không đáp ứng đủ về số lươ ̣ng cũng như chất lươ ̣ng, chủ yếu là sản phẩm bình dân, sản phẩm chất lượng cao còn quá ít và chưa có tính độc đáo . Điều này đã kim ham sư ̣ phát triển ngành sản xuất xuất khẩu hàng dê ̣t may của Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn nguyên liệu phụ trợ để sản xuất hàng dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan... nên việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu này quá lớn khiến Việt Nam không tự chủ được về mặt giá cả và thời gian giao hàng không ổn định, gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đơn đặt hàng của các đối tác Hoa Kỳ và giả cả, sản lượng sản phẩm dệt may.
Việt Nam còn thiếu các phòng sinh thái và các phòng sinh thái còn yếu, nên Việt Nam không thể xác định chính xác nồng độ các chất độc hại trong sản phẩm với độ chính xác khắt khe theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Vì chưa đủ khả năng cấp chứng chỉ an toàn cho sản phẩm nên nhiều sản phẩm phải gửi mẫu xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ. Việc này gây ra không ít khó khăn về thủ tục, chi phí cũng như thời gian cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mẫu mã sản phẩm hàng dệt may cho trẻ em của Việt Nam chưa chú ý đến tiêu chuẩn an toàn về chi tiết dây thắt, đai vùng cổ trong khi sản phẩm áo, váy trẻ em có dây thắt ở vùng cổ đã bị Hoa Kỳ cấm từ lâu. Quá trình hậu kiểm của các doanh nghiệp dệt may cũng còn nhiều thiếu sót, một số khâu chưa được chú trọng nên để lọt các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu