Khả năng gây độc của cao chiết trên tế bào ung thư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây Sâm đá (Curcuma singularis) (Trang 45 - 48)

Nghiên cứu xác định cao chiết tổng củ rễ cây Sâm Đá có thể ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư hay không. Các tế bào ung thư gan người HepG2, ung thư vú người MCF7, ung thư đại tràng người Caco2 và ung thư da người A375 được xử lý với cao tổng ở các nồng độ khác nhau (0-200 μg/m l) tại các thời điểm khác nhau (12, 24, 48 giờ). Khả năng sống của tế bào được xác định bằng phương pháp WST-1 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nguyên tắc hoạt động của bộ kit dựa trên phản ứng phân cắt hợp chất WST-1 tetrazolium bởi enzyme dehydrogenases có trong ty thể tế bào. Dehydrogenases là một enzyme trong chuỗi hô hấp tế bào, chuyển hóa WST-1 tetrazolium thành formazan có màu vàng và hấp thu bước sóng 450 nm. Tế bào càng phát triển nhanh thì quá trình hô hấp và chuyển hóa của tế bào xảy ra mạnh, dẫn đến sự chuyển hóa WST-1 tetrazolium thành formazan bởi enzyme dehydrogenases xảy ra càng mạnh. Mức độ tăng sinh của tế bào có thể định lượng thông qua độ hấp thu OD (bước sóng 450 nm).

Trước tiên nghiên cứu tiến hành trên dòng tế bào ung thư vú MCF7 với các nồng độ khác nhau của cao chiết tổng ở 3 thời điểm sau 12 giờ, sau 24 giờ và sau 48 giờ xử lý với cao chiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 12 giờ và 24 giờ xử lý với cao tổng ở các nồng độ khác nhau, tỉ lệ tế bào sống không có sự khác biệt giữa các nhóm tế bào được xử lý với cao chiết và nhóm tế bào đối chứng (P > 0,05; Hình 3.1). Tuy nhiên, sau 48 giờ, hiệu quả ức chế tăng sinh tế bào MCF7 bởi cao tổng chỉ được quan sát thấy rõ ở các nồng độ cao (100-200 μg/ml). Cụ thể, tỉ lệ tế bào sống ở các nhóm tế bào MCF7 được xử lý với các nồng độ cao tổng 50, 100 và 150 μg/ml lần lượt là 6,82 ± 1,94%, 31,84 ± 3,17% và 54,76 ± 4,23% khi so sánh với nhóm đối chứng (P < 0,05 và P < 0,01; Hình 3.1). Ở nồng độ cao nhất 200 μg/ml, tỉ lệ tế bào sống còn 31,23 ± 2,62%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được chỉ số gây độc 50% quần thể tế bào của cao

tổng (IC50) là 91,16 ± 2,25 μg/ml (100-150 μg/ml) (Bảng 3.9). Như vậy, kết

39

thuộc vào nồng độ xử lý, tuy nhiên tác động ức chế tăng sinh tế bào chỉ quan sát thấy rõ ở các nồng độ cao.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của cao chiết tổng củ rẽ cây Sâm Đá lên sự tăng sinh của tế bào ung thư vú. Sự tăng sinh tế bào MCF7 được xác định bằng WST-1 sau khi xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau ở các thời điểm. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của ba lần lặp lại thí nghiệm. **p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng.

Tương tự như vậy, nghiên cứu tiếp tục xác định ảnh hưởng của cao chiết tổng củ rẽ cây Sâm Đá lên sự tăng sinh của một số dòng tế bào ung thư khác như ung thư gan HepG2, ung thư đại trực tràng Caco2 và ung thư da A375. Kết quả nghiên cứu tương tự được ghi nhận trên dòng tế bào ung thư gan HepG2, ung thư đại trực tràng Caco2 và ung thư da A375 khi các tế bào này cũng được xử lý với cao tổng ở các nồng độ khác nhau tại các thời điểm xác định. Sau 48 giờ xử lý, ở các nồng độ 100, 150 và 200 µg/ml của cao chiết, các dòng tế bào ung thư khác nhau đều cho thấy sự ức chế tăng sinh tăng dần, khi so sánh với

đối chứng (P < 0,05 và P < 0,01). Nghiên cứu cũng xác định được chỉ số IC50

của cao tổng trên dòng tế bào HepG2, tế bào A375 và tế bào Caco2 lần lượt là 101.19 ± 3.02 μg/ml, 83.02 ± 3.17 μg/ml và 76.48 ± 2.84 μg/ml (Bảng 3.3).

40

Hình 3.2. Ảnh hưởng của cao chiết tổng củ rẽ cây Sâm Đá lên sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư khác nhau. Sự tăng sinh tế bào MCF7, HepG2, Caco2 và A375 được xác định bằng WST-1 sau khi xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau sau 48 giờ. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của ba lần lặp lại thí nghiệm. **p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng.

Dựa trên chỉ số IC50 cho thấy tác động gây độc của cao tổng củ rễ cây

Sâm Đá trên các dòng tế bào ung thư khác nhau trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Trong đó, cao chiết tổng củ rễ cây Sâm Đá có tác dụng ức chế mạnh nhất trên dòng tế bào đại trực tràng Caco2.

Bảng 3.3. Mức độ gây độc 50% quần thể tế bào (IC50) của cao tổng củ rễ cây Sâm Đá trên các dòng tế bào khác nhau sau 48 giờ xử lý

Đơn vị tính: μg/ml

Cao chiết Tế bào MCF7 Tế bào HepG2 Tế bào Caco2 Tế bào A375

41

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây Sâm đá (Curcuma singularis) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)