Đầu nối với áp suất hút hoặc áp suất các te (LP); 3 Đĩa đặt hiệu áp; 4 Nút reset; 5 Bộ phận thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

3 - Đĩa đặt hiệu áp; 4 - Nút reset; 5 - Bộ phận thử nghiệm.

Rơ le hiệu áp dầu sử dụng trong hệ thống lạnh chủ yếu để bảo vệ sự bôi trơn hoàn hảo của máy nén. Do áp suất trong khoang các te máy nén luôn thay đổi do đó một áp suất dầu không đổi nào đó không thể đảm bảo cho sự bôi trơn máy nén, chính vì vậy hiệu áp suất mới là lượng chính xác chế độ bôi trơn của

190

máy nén. Hiệu áp suất dầu cần thiết do nhà sản xuất máy quy định thông thường ∆p ≥ 0,7bar. Khi hiệu áp suất thấp hơn giá trị quy định, rơ le ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén.

∆p = pd - p0

Vì khi khởi động máy nén, hiệu áp suất dầu bằng 0 nên lúc này có bộ phận nối tắt qua rơ le, khoảng 45 giây sau khởi động, hiệu áp suất dầu được xác lập, bộ phận nối tắt sẽ ngắt mạch. Bộ nối tắt được điều khiển bằng rơ le thời gian.

Khi làm việc rơ le thời gian đóng mở chỉ phụ thuộc vào giá trị hiệu áp mà không phụ thuộc vào áp suất bơm dầu hay là áp suất bay hơi (áp suất các te) * Cấu tạo

+ Thuật ngữ:

- Phạm vi hiệu áp: hiệu áp bất kì giữa áp suất dầu và áp suất các te nằm trong phạm vi hiệu áp của rơ le có thể tác động mở rơ le gọi là phạm vi hiệu áp.

- Số đọc trên thang đo: là hiệu áp suất dầu và áp suất các te đúng vào thời điểm tiếp điểm đóng mạch cho rơ le thời gian khi áp suất dầu giảm.

- Phạm vi hoạt động: là phạm vi áp suất thấp mà rơ le hoạt động được. - Vi sai tiếp điểm: là độ tăng áp suất vượt áp suất đặt (số đọc trên thang đo) cần thiết để ngắt dòng rơ le thời gian.

- Thời gian trễ ngắt: là thời gian mà rơ le hiệu áp cho phép máy nén hoạt động với áp suất quá thấp giữa khoảng thời gian khởi động và làm việc.

* Hoạt động:

Nếu không có áp suất dầu khi khởi động hoặc khi hiệu áp dầu giảm xuống dưới giá trị đặt khi vận hành máy nén sẽ được ngắt dòng sau khi thời gian trễ trôi qua.

Mạch điện chia làm 2 phần riêng rẽ một mạch an toàn và một mạch vận hành

Hình 10.2. Sơ đồ mạch điện của rơ le hiệu áp dầu lắp vào động cơ máy nén và điện trở sưởi các te

191

Rơ le thời gian (e) trong mạch an toàn sẽ hoạt động đóng mạch khi hiệu áp suất dầu tụt xuống giá trị đặt và sẽ ngắt mạch khi hiệu áp dầu trở lại giá trị đặt. Thời gian trễ ngắt là 45 giây.

10.2. Rơ le áp suất thấp

Rơ le áp suất thấp là loại rơ le hoạt động ở vùng áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén và đôi khi để điều chỉnh năng suất lạnh

* Cấu tạo

Hình 10.3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của rơ le áp suất thấp 1 - Vít đặt áp suất thấp LP; 11 - đầu nối áp suất cao, 12 - Tiếp điểm 5 - Vít đặt áp suất cao HP 13 - Vít đấu dây điện, 14 - Vít nối đất 2 - Vít đặt vi sai LP ( difrerential) 15 - Lối luồn dây điện

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)