Bảo vệ áp suất đầu hút LPC (low pressure controller)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 50 - 54)

Bảo vệ áp suất đầu hút nhằm tránh tình trạng máy nén làm việc ở chế độ không thuận lợi có thể gây cháy động cơ máy nén, đặc biệt điều kiện bôi trơn thường rất kém khi áp suất đầu hút giảm quá mức.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho áp suất đầu hút giảm là do chế độ cấp môi chất lỏng cho dàn bay hơi không đảm bảo, hoặc do phụ tải nhiệt của bình bay hơi bị giảm đột ngột vì bơm nước muối bị hỏng, quạt gió bị hỏng, tuyết đóng trên dàn quá dầy cản trở trao đổi nhiệt…

Để bảo vệ áp suất đầu hút người ta dùng rơ le áp suất thấp, rơ le áp suất thấp được nối với đường hút ngay sau van chặn hút

10.10 Tự động hóa thiết bị ngưng tụ

10.10.1 Phương pháp bypass nước giải nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ và áp suất ngưng tụ suất ngưng tụ

Van ba ngả điều chỉnh lưu lượng nước được bố trí trên đường ra bình ngưng và đường vào tháp giải nhiệt. Đầu cảm nhiệt được đặt trên đường nước vào bình ngưng. Đường bypass nối tắt từ đường ra bình ngưng về trước bơm, cho nước ra khỏi bình ngưng đi tắt về bơm không qua tháp giải nhiệt.

215

Nếu nhiệt độ nước vào bình ngưng tW1không đủ cao van điều chỉnh sẽ mở cho một phần nước có nhiệt độ cao tW2 đi tắt về bơm để quay trở lại bình ngưng mà không qua tháp giải nhiệt. Như vậy lưu lượng nước qua tháp giải nhiệt sẽ giảm. Chế độ làm việc như vậy phù hợp khi máy lạnh chỉ chạy với một phần tải hoặc khi độ ẩm không khí bên ngoài rất nhỏ.

Có thể điều chỉnh tốc độ quạt của tháp giải nhiệt qua đó điều chỉnh lưu lượng gió và gián tiếp điều chỉnh năng suất giải nhiệt của tháp phù hợp với nhiệt thải ngưng tụ.

10.10.2 Phương pháp của ALCO

Phương pháp này do hãng ALCO sử dụng cho các thiết bị lạnh hoạt động suốt năm. Thiết bị là loại van ba ngả có 2 đường vào và 1 đường ra.

Nếu áp suất và nhiệt độ ngưng tụ giảm quá giới hạn cho phép, van điều chỉnh Alco tác động, dẫn hơi nóng thẳng vào bình chứa BC. Điều đó gây nên sự ứ đọng môi chất lạnh lỏng ở dàn ngưng tụ và do thiếu diện tích trao đổi nhiệt, áp suất và nhiệt độ ngưng tụ lại tăng lên.

Điều quyết định ở đây là van đã tạo nên một sự ứ động môi chất lỏng trong dàn bay hơi khi dẫn trực tiếp hơi nóng vào bình chứa. Cần lưu ý là lượng môi chất lạnh phải đủ để ngay cả trong trường hợp lỏng bị ứ lại tại dàn ngưng thì vẫn đủ lỏng cấp cho dàn bay hơi.

* Chú ý:

Người vận hành không thể điều chỉnh áp suất ngưng tụ được. Áp suất ngưng tụ đã được thiết kế và ấn định tại nhà máy và van Alco sẽ tác động điều chỉnh khi nhiệt độ không khí bên ngoài giảm xuống dưới 320C.

Việc lắp đặt van Alco không yêu cầu bất cứ điều kiện gì: Có thể lắp đặt van ngoài trời, ngay trong nhà, ngay cạnh dàn ngưng tụ, trong phòng máy…. Đều không ảnh hưởng tới sự làm việc của van, sau khi lắp đặt xong cũng không cần bất cứ một sự hiệu chỉnh nào.

216

10.10.3 Phương pháp điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần

Ngày nay điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần ngày càng được chú ý. Phương pháp này có thể điều chỉnh vô cấp với độ chính xác cao áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, không gây tiếng ồn lớn, đặc biệt xóa bỏ được tiếng ồn chu kỳ bất thường do đóng mở quạt mà còn có thể tiết kiệm được năng lượng điện một cách đáng kể, tăng tuổi thọ và độ tin cậy của động cơ quạt.

Tín hiệu đưa vào máy biến tần có thể là áp suất hoặc nhiệt độ ngưng tụ. Do điều chỉnh vô cấp nên loại trừ được sự biến động đột ngột của áp suất ngưng tụ và qua đó van tiết lưu có thể làm việc một cách tin cậy hơn, luôn đảm bảo sự cấp lỏng tối ưu cho dàn bay hơi.

Công việc lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng của dụng cụ biến tần làm việc theo kỹ thuật số rất đơn giản.

Thiết bị được lắp đặt trong vỏ bảo vệ rất bền vững, có thể lắp đặt ngay cạnh dàn ngưng ngoài trời nên rất thuận tiện. các đầu cảm biến có thể sử dụng đầu cảm nhiệt độ kiểu PT 1000, đầu cảm áp suất (Pressure transmitter) lắp đặt trực tiếp vào ống đẩy của máy nén.

Ngoài ra có thể sử dụng cho cả điện một pha và ba pha.

Do đặc tính năng lượng, chỉ nên sử dụng các thiết bị điều chỉnh vô cấp này cho động cơ quạt đến dưới 2kW, ở giới hạn này điện áp và tần số còn thay đổi tỉ lệ với nhau, tổn thất điều khiển nhỏ có thể chấp nhận được.

10.11 Tự động hóa thiết bị bay hơi

217

Hình 10. 27. Sơ đồ cấp lỏng theo độ quá nhiệt cho bình bay hơi kết hợp với dụng cụ điều chỉnh hai vị trí (van điện từ):

1 – Van điện từ; 2 – Rơ le hiệu nhiệt độ; 3 – Đầu cảm nhiệt; 4 – Bình bay hơi; 5 - Van tiết lưu tay. 4 – Bình bay hơi; 5 - Van tiết lưu tay.

Tín hiệu nhiệt độ vào và ra 3 được đưa về rơ le hiệu nhiệt độ 2 (t). Rơ le nhiệt độ 2 điều khiển van điện từ 1 được cấp điện, mở cấp lỏng cho bình bay hơi. Van điều chỉnh bằng tay 5 có nhiệm vụ tiết lưu giảm áp suất môi chất từ áp suất ngưng tụ đến áp suất bay hơi p0.

Khi hiệu nhiệt độ hay độ quá nhiệt giảm, rơ le hiệu nhiệt độ ngắt mạch van điện từ. Van đóng không cho môi chất vào bình. Khi hiệu nhiệt độ tăng, rơ le đóng mạch cho van điện từ mở cấp lỏng cho bình bay hơi. Lượng môi chất vào bình cần khống chế để có lưu lượng lớn hơn lưu lượng hơi được hút về máy nén. Như vậy mức lỏng trong bình bay hơi dao động xung quanh giá trị đặt trước.

Để tránh độ quá nhiệt dao động quá lớn, ảnh hưởng đến sự làm việc của máy nén, rơ le hiệu nhiệt độ phải là loại có độ nhạy cảm cao từ 0,1 đến 0,3K

10.11.2 Cấp lỏng theo mức bằng điều chỉnh hai vị trí

Phương pháp cấp lỏng này tương tự như phương pháp trên thay rơ le hiệu nhiệt độ bằng rơ le mức lỏng (level controller). Rơ le mức lỏng là một dụng cụ đóng ngắt mạch điện điều khiển theo sự lên xuống của mức lỏng. Rơ le mức lỏng có một buồng phao nối thông với bình bay hơi bằng ống cân bằng hơi và cân bằng lỏng theo nguyên lý bình thông nhau.

Khi mức lỏng trong buồng phao tăng, phao nổi lên và cho tín hiệu ngắt mạch van điện từ đóng lại, không cho môi chất vào bình bay hơi. Khi mức lỏng hạ xuống, phao hạ xuống theo và cho tín hiệu đóng ngắt mạch cho van điện từ mở, cấp lỏng cho bình bay hơi.

218

Hình 10. 28. Cấp lỏng theo mức bằng điều chỉnh hai vị trí (van điện từ): 1 – Van điện từ; 2 – Rơ le mức lỏng; 3 – Đường cân bằng hơi;

4 – Bình bay hơi; 5 - Van tiết lưu tay; 6 - Đường cân bằng lỏng.

Các bước và cách thức thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)