Rơ le áp suất cao

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 28 - 29)

18 Tấm khóa, 19 Tay đòn, 23 Vấu đỡ 10 Đầu nối áp suất thấp 30 Nút reset: đối với áp suất cao

10.3. Rơ le áp suất cao

Rơ le áp suất cao là loại rơ le áp suất hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch khi áp suất vượt quá giá trị định mức để bảo vệ máy nén.

* Cấu tạo:

Nguyên tắc cấu tạo của rơ le áp suất cao tương tự như rơ le áp suất thấp nhưng các tiếp điểm được bố trí ngược lại. Khi áp suất đầu đẩy của máy nén tăng vượt quá giá trị đặt (giá trị đặt trên rơ le), rơ le mở tiếp điểm ngắt mạch điện cung cấp cho máy nén để bảo vệ máy nén và các thiết bị điện khác.

Khi áp suất giảm xuống dưới giá trị áp suất trừ đi vi sai thì rơ le áp suất cao tự động đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại.

193

- Rơ le áp suất cao thường là loại giới thiệu trên;

- Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất, đặc điểm là có nút reset bằng tay trên vỏ máy. Khi đã ngắt (OFF) rơ le không tự động đóng mạch lại được mà phải có tác động ấn nút reset của người vận hành.

- Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất an toàn, đặc điểm của nó là có tay đòn nút reset nằm trong vỏ máy. Khi đã ngắt mạch điện máy nén (OFF), rơ le không tự động đóng mạch lại được mà người vận hành phải kiểm tra nguyên nhân tăng áp suất, mở nắp rơ le và dùng dụng cụ đưa tay đòn về vị trí ban đầu. Do nhiệm vụ như vậy nên người ta thường bố trí đèn báo khi có sự cố áp suất.

Hình 10.4a. Cấu tạo của rơ le áp suất

Hình 10.4b Hình dạng của rơ le áp suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)