- Thực hiện được các kỹ năng gia công đường ống dùng trong máy lạnh và điều hòa không khí cũng như kỹ năng kết nối, vận hành hệ thống ống
g. Kiểm tra mối hàn
- Kẹp tấm kim loại đã hàn vào ê - tô ngay sát đường hàn, dùng búa gõ mạnh để uốn cong tấm này, nếu mối hàn bị gãy là do độ ngấu không đủ. Hãy thực hành hàn lại.
Hình 11.29. Hàn chấm dọc theo mối ghép để giảm cong vênh, sau đó kéo đường hàn đâu mí
11.4 Hàn đồng bằng máy hàn oxy - axetylen 11.4.1 Khái niệm về hàn đồng 11.4.1 Khái niệm về hàn đồng
- Hàn đồng là phương pháp tạo mối ghép kim loại không làm nóng chảy kim loại nền. Mối ghép này phụ thuộc vào sự liên kết bề mặt của kim loại que hàn sau khi kết tinh với kim loại nền. Nhờ lực mao dẫn bề mặt của kim loại hàn nóng chảy hút các nguyên tử ở gần. Khi kim loại hàn nguội dần và kết tinh sẽ liên kết với bề mặt kim loại nền.
- Hàn đồng luôn luôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nền (khoảng 8200C) nên hạn chế được sự cong vênh, ứng suất nhiệt trong kim loại nền.
- Các kim loại có thể hàn đồng: thép không rỉ, gang, thép với đồng, đồng với đồng thau..
- Hợp kim hàn đồng chủ yếu gồm đồng và kẽm. Đôi khi bổ sung thêm niken, thiếc và antimon. Hợp kim này có mầu đẹp và có khả năng chịu axít cao.
242
Hình 11.30. Các kiểu mối hàn thau, hàn bạc, hàn chì. Về nguyên tắc, không hàn thau các mối hàn đâu mí
11.4.2 Các chú ý cơ bản
- Không hít thở khí thoát ra khi hàn, nơi làm việc phải có độ thông gió tốt. - Nếu hàn thép có mạ, tráng kẽm cần hàn ở ngoài trời.
- Đeo mặt nạ thở chất lượng cao trong khi hàn.
- Dùng mỏ đốt cỡ trung bình, áp suất khí (ôxy và acethylen) 2 – 3psi.
11.4.3 Qui trình hàn đồng (hàn chồng mí)
- Làm sạch hai tấm thép có kích thước như trên, bề mặt không có rỉ sét và phẳng để chồng khít lên nhau.
- Mối lửa mỏ hàn, hơ đầu que hàn vào ngọn lửa để qua hàn nóng.
- Chấm nhanh que hàn vào bột trợ dung sao cho khi kéo que hàn ra, chất trợ dung phải bám đều xung quanh đầu que hàn nóng khoảng 50mm.
- Hướng mỏ hàn vào một đầu mối ghép,để mỏ đốt cách bề mặt mối ghép khoảng 50 - 60mm cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm.
- Chấm que hàn vào đầu ghép, quan sát kim loại hàn nóng chảy và chảy vào mối ghép hàn do tác động của lực mao dẫn.
- Tiếp tục quá trình nung nóng và chấm que hàn đến khi que hàn cần thêm chất trợ dung.
- Nhúng que hàn vào chất trợ dung và tiếp tục chạy đường hàn cho đến khi hoàn tất.
- Tắt mỏ hàn và để thép nguội trong 3 - 4 phút, dùng kìm kẹp tấm thép còn nóng và nhúng vào xô nước để nguội hẳn.
243
- Chải chất trợ dung trên mặt đường hàn. Mối hàn phải đồng đều, diện tích bề mặt liên kết càng lớn càng tốt.
Hình 11.31. Mối hàn thau chồng mí khoảng 25 mm. Hãy nung nóng đều cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm, đưa que hàn thau vào và để nóng chảy
11.5 Hàn bạc bằng máy hàn oxy - gas butan hoặc đèn hàn gas butan 11.5.1 Định nghĩa 11.5.1 Định nghĩa
- Hàn bạc tương tự như hàn đồng. Bạc thấm ướt kim loại tốt hơn so với hàn đồng. Có thể hàn các vật liệu khác nhau: Nhôm, thép, đồng, thép không rỉ.
- Hợp kim hàn bạc là hợp kim với thành phần chủ yếu là bạc, đồng, kẽm có mầu trắng vàng. Hợp kim đó nóng chảy ở nhiệt độ từ 6000C đến 8000C.
* Kích thước ống lồng và đặc điểm mỏ hàn:
244
Bảng 11.5 Chọn kích thước ống lồng và đặc điểm mỏ hàn Đường
kính Ф
dC d1 ℓ
(Cu với Cu)
ℓ (Al với (Al với Al) Mỏ hàn (Cu với Cu) Mỏ hàn (Al với Al) 6,4 6,350 6,45+0.1 7 6 #50 đến #250 #140 đến #200 7,9 7,938 8,05+0.1 7 9,5 9,525 9,65+0.1 7 7 #200 đến #225 12,7 12,7 12,85+0.15 9 8 #250 đến #500 #225 đến #250 15,9 15,875 16,05+0.15 10,5 10 #225 đến #300 19,1 19,05 19,2+0.15 10,5 22,2 22,225 22,4+0.15 11 11 #250 đến #450 25,4 25,4 25,6+0.2 12 13,5 #400 đến #500 31,8 31,75 31,95+0.2 13 38,1 38,1 38,3+0.2 14
11.5.2 Qui trình thao tác mối hàn thuận