Hệ thống biến đổi nhiệt áp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)

18 Tấm khóa, 19 Tay đòn, 23 Vấu đỡ 10 Đầu nối áp suất thấp 30 Nút reset: đối với áp suất cao

10.5.1 Hệ thống biến đổi nhiệt áp

Hệ thống biến đổi nhiệt áp dùng để gọi tắt các hệ thống biến đổi các tín hiệu nhiệt độ ra áp suất sau đó ra sự dịch chuyển cơ học của hộp xếp hoặc màng đàn hồi, có thể thực hiện từ xa hay tại chỗ.

Hình 10.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống biến đổi nhiệt áp từ xa a. và tại chỗ (b) cũng như đặc tính nhiệt độ - áp suất hơi I (c) tN – nhiệt độ bên ngoài; pt – áp suất bên trong đầu cảm nhiệt; pa – áp suất môi trường bên ngoài; x – độ dịch chuyển cơ học.1 - đầu cảm nhiệt; 2 - ống mao

196

Hệ thống biến đổi nhiệt áp từ xa bao gồm hộp xếp 3, bầu cảm nhiệt 1 và ống mao dẫn tín hiệu áp suất từ bầu cảm nhiệt 1 đến hộp xếp 3. Trong bầu cảm nhiệt chứa chất lỏng hoặc hỗn hợp chất lỏng dễ bay hơi, có khả năng biến đổi nhiệt độ trong phạm vi áp suất làm việc, để truyền tín hiệu áp suất đó về hộp xếp, làm co dãn hộp xếp và gây ra các dịch chuyển cơ học.

Trong một số trường hợp người ta sử dụng hệ thống biến đổi nhiệt áp tại chỗ nên không cần ống mao dẫn. Bầu hộp xếp đóng vai trò là bầu cảm nhiệt. Trong bầu hộp xếp cũng chứa chất lỏng dễ bay hơi. Hệ thống biến đổi nhiệt áp cũng được chia làm hai loại là hộp xếp và màng đàn hồi. Trong đó kiểu màng đàn hồi có cấu tạo đơn giản hơn, dễ chế tạo hơn. Nếu yêu cầu biến đổi nhiệt áp có độ tuyến tính cao hơn thì phải sử dụng kiểu hộp xếp.

Các hệ cảm nhiệt cũng được chia làm 3 loại chính:

+ Hệ nhiệt áp nạp hơi: khi nạp hơi thông thường người ta sử dụng hơi bão hòa có giới hạn nhiệt độ. Hệ biến đổi nhiệt áp làm việc trong phạm vi nhiệt độ dưới giới hạn nghĩa là trong hệ thống luôn có lỏng và hơi bão hòa.

Ưu điếm của hệ nhiệt áp nạp hơi là có kích thước nhỏ, quán tính nhiệt nhỏ và có giới hạn áp suất pt trong vùng nhiệt độ cao nên giảm được yêu cầu về độ bền vững các chi tiết. Tuy nhiên hệ này cũng có nhược điểm là không có khả năng làm việc trong các điều kiện khi nhiệt độ bầu cảm nhiệt lớn hơn nhiệt độ các phần còn lại của hệ thống.

+ Hệ nhiệt áp nạp lỏng: với bầu cảm nhiệt lớn hơn và nạp không dưới 2/3 thể tích bầu, thể tích không nhỏ hơn ½ thể tích hệ. Làm việc trong giải áp suất rộng hơn, hầu như trong mọi trường hợp luôn tồn tại lỏng trong bầu cảm nhiệt và như vậy áp suất luôn phản ánh đúng nhiệt độ của bầu cảm nhiệt theo quan hệ áp suất và nhiệt độ hơi bão hòa.

Nhược điểm của loại này là yêu cầu cao về độ bền các chi tiết vì áp suất có thể lên rất cao, đặc biệt với các chi tiết đàn hồi vì thực tế áp suất tăng không giới hạn theo nhiệt độ.

+ Hệ nhiệt áp hấp thụ: có đặc điểm là bầu cảm nhiệt chứa chất hấp thụ rắn (than hoạt tính) thể tích còn lại chứa khí CO2. trong hệ này áp suất trong vùng giới hạn hầu như phụ thuộc tuyến tính vào nhiệt độ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)