Mạch tách kênh 1 sang

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật xung-số (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

- Phần thực hành:

6.4.3. Mạch tách kênh 1 sang

Xét mạch phân đường đơn giản có 1 ngõ vào và 4 ngõ ra ký hiệu như sau :

Hình 6.28: Sơ đồ mạch phân kênh đơn giản từ 1 4

Trong đó:

+ x là kênh dữ liệu vào.

+ y1, y2, y3, y4 các ngõ ra dữ liệu. + c1, c2 các ngõ vào điều khiển.

Ta có thể thấy mạch này thực hiện chức năng như 1chuyển mạch (hình vẽ 6.28). Tùy thuộc vào tổ hợp tín hiệu điều khiển tác dụng vào mạch mà lần lượt tín hiệu từ ngõ vào x sẽ chuyễn đến ngõ ra y1, y2, y3, y4 một cách tương ứng.

Lúc đó bảng trạng thái mô tả hoạt động của mạch :

Bảng 6.13

Sơ đồ logic được cho trên hình 6.29:

Hình 6.29: Sơ đồ logic thực hiện mạch phân đường

Giải thích hoạt động:

nên cổng AND (1) có hai ngõ vào điều khiển ở mức logic 1, tương đương với 1 ngõ vào điều khiển ở mức logic 1 nên cổng AND (1) mở đưa dữ liệu từ ngõ vào x

đến ngõ ra y1. Đồng thời lúc đó các cổng AND 2, 3, 4 có ít nhất một ngõ vào điều

khiển ở mức logic 0 nên không cho dữ liệu từ đầu vào x đến các ngõ ra.

nên cổng AND (2) có hai ngõ vào điều khiển ở mức logic 1, tương đương với 1 ngõ vào điều khiển ở mức logic 1 nên cổng AND (2) mở đưa dữ liệu từ ngõ vào x đến ngõ ra y2.

nên cổng AND (3) có hai ngõ vào điều khiển ở mức logic 1, tương đương với 1 ngõ vào điều khiển ở mức logic 1 nên cổng AND (3) mở đưa dữ liệu từ ngõ vào x đến ngõ ra y3.

nên cổng AND (4) có hai ngõ vào điều khiển ở mức logic 1, tương đương với 1 ngõ vào điều khiển ở mức logic 1 nên cổng AND (4) mở đưa dữ liệu từ ngõ vào x đến ngõ ra y4.

Nếu x = 1 và hoán đổi ngõ vào điều khiển thành ngõ vào dữ liệu thì mạch phân đường chuyển thành mạch giải mã nhị phân. Vì vậy, nhà sản xuất đã chế tạo IC đảm bảo cả hai chức năng: giải mã và giải đa hợp (Decode/Demultilex). Ví dụ: các IC 74138, 74139, 74154: giải mã và phân đường tùy thuộc vào cách nối chân.

Trong trường hợp tổng quát, mạch phân đường có 1 ngõ vào và 2n ngõ ra:

để tách N=2n nguồn dữ liệu khác nhau cần có n ngõ vào điều khiển, lúc đó số tổ hợp ngõ vào điều khiển bằng số lượng ngõ ra.

CÂU HỎI ÔN TẬP

6.1. Trình bày định nghĩa, sơ đồ khối mạch mã hóa? 6.2. Trình bày mạch mã hóa 8 sang 3

6.3. Trình bày mạch giải mã 2 sang 4

6.4. Trình bày mạch giải mã BCD sang thập phân 6.5. Trình bày mạch dồn kênh?

Bài 7

Mạch đếm và thanh ghi Giới thiệu:

Mạch đếm là mạch dãy đơn giản, cũng như các mạch dãy khác, mạch đếm được xây dựng từ các phần tử nhớ là các Flip-Flop và các phần tử tổ hợp.

Các mạch đếm là thành phần cơ bản của hệ thống số, chúng được sử dụng để đém thời gian, chia tần số, điều khiển các mạch khác…

Thanh ghi dịch có khả năng ghi giữ và dịch thông tin (dịch phải hoặc dịch trái)

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các mạch đếm và thanh ghi thông dụng.

- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác

Nội dung chính: 7.1. Mạch đếm

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các mạch đếm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật xung-số (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)