Phương pháp mở rộng đường dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật xung-số (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 114 - 116)

- tAH (Address Hold time): Thời gian giữ địa chỉ: từ lúc tín hiệu CS không còn tác động đến lúc xuất hiện địa chỉ mới.

b. Phương pháp mở rộng đường dữ liệu

DRAM phải được làm tươi với chu kỳ khoảng 2ms để duy trì dữ liệu.

Trong phần trước ta đã thấy tế bào nhớ DRAM được làm tươi ngay khi tác vụ đọc được thực hiện. Lấy thí dụ với DRAM có dung lượng 16Kx1 (16.384 tế bào) nói

trên, chu kỳ làm tươi là 2 ms cho 16.384 tế bào nhớ nên thời gian đọc mỗi tế bào nhớ phải là 2 ms/16.384 = 122 ns. Đây là thời gian rất nhỏ không đủ để đọc một tế bào nhớ trong điều kiện vận hành bình thường. Vì lý do này các hãng chế tạo đã thiết kế các chip DRAM sao cho mỗi khi tác vụ đọc được thực hiện đối với một tế bào nhớ, tất cả các tế bào nhớ trên cùng một hàng sẽ được làm tươi. Điều này làm giảm một lượng rất lớn tác vụ đọc phải thực hiện để làm tươi tế bào nhớ. Trở lại thí dụ trên, tác vụ đọc để làm tươi phải thực hiện cho 128 hàng trong 2 ms. Tuy nhiên

để vừa vận hành trong điều kiện bình thường vừa phải thực hiện chức năng làm tươi

người ta phải dùng thêm mạch phụ trợ, gọi là điều khiển DRAM(DRAM controller)

IC 3242 của hảng Intel thiết kế để sử dụng cho DRAM 16K (Hình 8.14)

Ngã ra 3242 là địa chỉ 7 bit đã được đa hợp và nối vào ngã vào địa chỉ của DRAM. Một mạch đếm 7 bit kích bởi xung đồng hồ riêng để cấp địa chỉ hàng cho DRAM trong suốt thời gian làm tươi. 3242 cũng lấy địa chỉ 14 bit từ CPU đa hợp nó với địa chỉ hàng và cột đã được dùng khi CPU thực hiện tác vụ đọc hay viết. Mức logic áp dụng cho các ngã REFRESH ENABLE và ROW ENABLE xác định 7 bit nào của địa chỉ xuất hiện ở ngã ra mạch controller cho bởi bảng

Hình 8.15

CÂU HỎI ÔN TẬP

8.1. Trình bày ngắn gọn cấu trúc ROM? 8.2. Trình bày ngắn gọn cấu trúc RAM?

Bài 9

Kỹ thuật adc – dac Giới thiệu:

Có thể nói sự biến đổi qua lại giữa các tín hiệu từ dạng tương tự sang dạng số là cần thiết vì:

- Hệ thống số xử lý tín hiệu số mà tín hiệu trong tự nhiên là tín hiệu tương tự: cần thiết có mạch đổi tương tự sang số.

- Kết quả từ các hệ thống số là các đại lượng số: cần thiết phải đổi thành tín hiệu tương tự để có thể tác động vào các hệ thống vật lý và thể hiện ra bên ngoài (thí dụ tái tạo âm thanh hay hình ảnh) hay dùng vào việc điều khiển sau đó (thí dụ dùng điện thế tương tự để điều khiển vận tốc động cơ)

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng các bộ chuyển đổi A/D và D/A.

- Giới thiệu được một số IC chuyển đổi thông dụng

- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác

Nội dung chính:

9.1. Mạch chuyển đổi số - tương tự (DAC) Mục tiêu: Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng các bộ chuyển đổi A/D

9.1.1 Tổng quát về chuyển đổi DAC

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật xung-số (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)