Hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện ô tô (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 28)

a. Sơ đồ mạch điện

5.1. Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin bao gồm các thiết bị chỉ thị làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về trạng thái làm việc của các hệ thống chính trên xe ô tô như tốc độ chuyển động của xe, tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, dòng điện nạp cho ắc quy, nhiệt độ nước làm mát, mức độ nhiên liệu trong tùng... Các thông tin này được chỉ báo qua góc quay của kim đồng hồ chỉ thị, bằng chỉ thị số hoặc bằng ánh sáng của đèn màu. Người ta phân biệt bằng hai loại thông tin: thông tin về trạng thái hoạt động bình thường và thông tin về trạng thái làm việc giới hạn của hệ thống được theo dõi. Loại thông tin thứ hai thường được sử dụng các loại đèn màu đỏ để cảnh báo trạng thái nguy hiểm, yêu cầu người lái xe phải chú ý và xử lý ngay.

Một số ký hiệu trên xe mà hệ thống thông tin cung cấp.

Đèn báo nạp (màu đỏ). Khi ắc quy không được nạp thì đèn sáng

Đèn báo áp suất dầu máy thấp (màu đỏ). Khi bật khoá điện đèn sáng, khi nổ máy nếu áp suất dầu đủ thì đèn tắt

Đèn báo mức dầu máy cạn (màu đỏ). Khi đèn bật sáng phải đỏ thêm dầu máy.

Đèn báo lọc dầu Diesel có nước (màu đỏ). Có 3 ký hiệu trên: Khi đèn bật sáng phải xả nước ở bầu lọc

Đèn báo cạn nước làm mát động cơ (màu đỏ). Có hai loại ký hiệu: Khi đèn bật sáng phải đổ thêm nước

104

Đèn báo cạn nhiên liệu (màu da cam, vàng). Khi đèn bật sáng cần phải nhanh chóng đổ thêm nhiên liệu

T- BELT Đèn báo thay đai cam (màu đỏ).

Khi đèn bật sáng cần phải thay dây đai cam

Đèn báo tắc, bẩn bầu lọc gió (màu đỏ). Có hai loại ký hiệu: Khi đèn bật sáng cần phải thông bầu lọc gió hoặc thay.

Đèn báo mở cửa xe (màu đỏ). Khi đèn bật sáng cần kiểm tra và đóng chặt cửa

PREHEAT ký hiệu, khi đèn tắt mới được khởi Đèn báo sấy (màu da cam): có ba động động cơ

CHANGE OIL Đèn báo thay dầu máy (màu đỏ).

Khi đền bật sáng cần phải thay dầu máy và sau đó tắt đèn bằng một thao tác phụ.

Đèn báo sự cố của hệ thống số tự động (màu da cam). Khi đèn bật sáng tức là hệ thống số tự động hoạt động theo một chương trình gốc cài sẵn A/T

TEMP

Đèn báo nhiệt độ dầu số tự động (màu đỏ). Khi đèn bật sáng thì cần kiểm tra lại mức dầu và chất lượng dầu. Có thể đỗ xe, chạy không tải một lúc thì đèn tắt và lại chạy bình thường OD

OFF

Đèn báo sự cố của số tự động (màu đỏ) Khi đèn bật sáng phải ngừng hoạt động của xe và xử lý sự cố.

105

Đèn báo chạy ga tự động (màu xanh lam). Có 3 ký hiệu: Khi đèn này còn sáng tức là hiệu lực ga tự động vẫn còn.

Đèn báo nấp pha (màu xanh biển). Đèn bật sáng khi bật nấc đèn pha

Đèn báo bật đèn sương mù (màu vàng). Đèn bật sáng khi lái xe bật công tắc đèn sương mù

Đèn báo sự cố hệ thống phanh ABS (màu đỏ, vàng). Đèn bật sáng khi hệ thống phanh có từ một sự cố trở lên: kiểm tra và xử lý sự cố

Đèn báo má phanh mòn (màu vàng). Khi đèn bật sáng cần phải kiểm tra và thay má phanh.

Đèn báo áp suất lốp giảm (màu vàng). Khi đèn bật sáng cần phải kiểm tra lốp và bơm thêm

CHECK CHECK

ENGINE

Đèn báo sự cố động cơ hay còn goi là đèn CHECK (màu đỏ). Có 3 ký hiệu: Khi động cơ đang hoạt động mà đèn này bật sáng tức là có ít nhất một sự cố.

Đèn báo sự cố túi khí (màu đỏ). Khi đèn bật sáng cần kiểm tra và xử lý sự cố hệ thống điều khiển túi khí.

Đèn báo cạn nước rửa kính (màu đỏ, vàng). Khi đèn bật sáng cần phải bổ xung nước rửa kính

Đèn báo sấy kính sau (màu đỏ). Khi bật công tắc sấy kính sau thì đèn sáng.

106

Đèn báo chế độ khẩn cấp (màu đỏ). Khi bật công tắc khẩn cấp thì bốn đèn báo rẽ ở cả hai phía trước và sau đều nháy.

Đèn báo sưởi ghế ngồi (màu đỏ). Khi bật công tắc sưởi ghế ngồi thì đèn sáng

Đồng hồ đo tốc độ động cơ Đồng hồ đo tốc độ ô tô Đồng hồ báo nhiệt độ nước Đồng hồ báo mức nhiên liệu Nguyên lý làm việc của các thiết bị trong hệ thống thông tin là đo lường từ xa các đại lượng cơ bản chất vật lý mà đa số trong chúng, không phải là điện, bằng các phương pháp mạch điện. Phương pháp mạch điện dùng trong đo lường có các ưu điểm chính như: quán tính hệ thống đo nhỏ, có thể đo từ xa, đơn giản và an toàn trong quá trình truyền dẫn tín hiệu, có khả năng đồng bộ hoá các mạch, cơ cấu đo để đo các đại lượng vật lý khác nhau. Các thành phần chính của một thiết bị trong hệ thống thông tin của ô tô gồm có: Các cảm biến đo lường, mạch truyền dẫn tín hiệu và bộ phận chỉ thị.

Cảm biến là một bộ phận tiếp nhận các thông tin về trạng thái của đại lượng cần đo và biến đổi các thông tin này thành các tín hiệu điện. Cảm biến gồm hai thành phần chức năng: phần tử nhạy cảm và mạch chuyển đổi. Các thiết bị bộ phận trong hệ thống thông tin của ô tô phải chịu được rung xóc, có kết cấu đơn giản, giá thành thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện ô tô (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)