* Sơ đồ mạch điện
* Nguyên lý hoạt động:
Mặt vít (1) và (2) thường đóng. Có dòng điện qua cuộn dây, vít (1) bỏ (2) đóng (3). Như vậy khi công tắc gạt ước ở các vị trí:
Int:
Lúc này chân C của relay gạt dừng được nối mass qua công tắc. Cũng có nghĩa chân B và C của T1, T2và T3 được nối mass. T1 và T2 là 2 transitor hoàn toàn giống nhau, nhưng do sai số chế tạo nên một transistor dẫn trước, giả sử T1 dẫn trước. Dòng nạp cho C1 phân cực cho thuận T1, T1 dẫn điện áp (+) đặt vào chân B của T2, T2 khoá có dòng phân cực T3 làm T3 dẫn cho dòng qua cuộn dây ra mass ở công tắc gạt nước.
Khi có dòng qua cuộn dây làm vít (1) đóng (3) bỏ (2), cho dòng qua công tắc gạt nước đến chổi than +1, motor gạt nước ra mass, motor gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.
Khi tụ C1 nạp no thì T1 khóa. C2 lại được nạp phân cực thận cho T2, làm T2 dẫn, chân B của T3 có điện áp cao T3 khóa, mất dòng qua cuộn dây, vít (1) bỏ (3) đóng (2) motor gạt nước tiếp tục quay đến điển dừng, ngừng hoạt
126
động. C2 nạp no T2 khoá C1 nạp T1 dẫn, T3 làm motor gạt nước lúc quay lúc dừng với thời gian được xác lập.
Washer: Khi bật sang vị trí WASHER , chân W được nối mass mô tơ phun nước hoạt động, đồng thờiù chân C của relay được nối mass motor gạt nước hoạt động ở chế độ gạt dừng.
Low : Công tắc gạt nước B nối (+1) có dòng qua công tắc gạt nước đến chổi than +1, motor gạt nước ở tốc độ thấp.
High : Công tắc gạt nước B nối (+2) có dòng qua công tắc gạt nước đến chổi than +2, motor gạt nước ở tốc độ cao.
Off : Khi motor gạt nước đang hoạt động, Sm nối dương bỏ mass motor gạt nước tiếp tục quay đến điểm dừng , Sm bỏ dương nối mass motor ngừng hoạt động .