Dụng cụ báo áp suất dầu loại rung nhiệt điện trên động cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện ô tô (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 30)

a. Sơ đồ mạch điện

5.2.1. Dụng cụ báo áp suất dầu loại rung nhiệt điện trên động cơ

Dụng cụ báo áp suất dầu bôi trơn gồm hai bộ phận chính: Bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị. Bộ cảm biến gồm vỏ 6 và nắp đạy 14, trong đó có màng ngăn làm bằng đồng thau 7, tỳ lên trên màng ngăn là lá thép 8 với tiếp điểm động 9 được nối mát. Bên trong của bộ cảm biến có gắn thanh lưỡng kim chữ U (cách điện hoàn toàn với mát) với tiếp điểm 10. Cuộn dây 12 cuốn trên thanh lưỡng kim 11, một đầu dây nối với tiếp điểm10, đầu cong lại hoàn toàn cách điện với mát và được nối ra cọc đấu dây 13 của bộ cảm biến. Bộ cảm biến được bắt vào lỗ có ren của khối xylanh hoặc phin lọc thô dầu bôi trơn và được nối với ống dẫn dầu.

Hình 1: Dụng cụ đo suất dầu trong hệ thống bôi trơn

Bộ phận chỉ thị là dụng cụ đo áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn động cơ gồm: thanh lưỡng kim hình chữ U2 được hàn với vỏ, kim chỉ thị 4 được hàn gắn với thanh lưỡng kim. Cuộn dây 1 cuốn trên thanh lưỡng kim 2, hai đầu dây của nó được nối với hai cọc đấu dây cách điện hoàn toàn với vỏ của bộ chỉ thị. Giữa đầu nối ra của bộ cảm biến và đầu nối vào của bộ chỉ thị qua điện trở phụ 5.

Nguyên lý làm việc của của dụng cụ đo áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn như sau: Khi đóng công tắc khởi động 15 có dòng điện chạy qua các cuộn dây 12 của bộ cảm biến và cuộn dây 2 của bộ chỉ thị từ ắc quy 16 theo mạch: Cực (+) của ắc quy  công tắc khởi động 15  Cuộn dây 2 của bộ chỉ thị  điện trở phụ 5  cuộn dây 12 của bộ cảm biến  cặp tiết điểm thường kín 9-10 

108

mát  cực âm (-) của ắc quy. Dưới tác dụng nhiệt của dòng điện làm cho hai thanh lưỡng kim nóng lên. Tần số rung và thời gian đóng của cặp tiếp điểm 9-10 của bộ cảm biến phụ thuộc vào áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn của động cơ ô tô. Trong trường hợp, khi áp suất dầu tăng, màng đồng 7 bị uốn cong, đẩy vào lá thép 8 làm cong thanh lưỡng kim 11, làm tăng lực ép lên cặp tiếp điểm 9-10 dẫn đến thời gian đóng của chúng tăng lên và giá trị trung bình của dòng điện trong mạch cũng tăng lên. Thanh lưỡng kim 1 của bộ chỉ thị bị đốt nóng mạnh hơn, nó bị uốn cong mạnh hơn sang phía phải và kim chỉ thị 4 bị lệch nhiều về phía bên phải (tương ứng với trị số áp suất cao) trên mặt số 3 của bộ chỉ thị. Ngược lại khi áp suất dầu bôi trơn giảm, thanh lưỡng kim 11 của bộ cảm biến trở về vị trí ban đầu, làm giảm thời gian đóng của cặp tiếp điểm 9-10, giảm giá trị trung bình của dòng điện chạy trong mạch. Thanh lưỡng kim 1 bị nguội dần và kéo thanh chỉ thị vè phía bên trái ứng với trị số áp suất thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện ô tô (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)