Phép toán dãn nở có điều kiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số tính chất nội suy ảnh số sử dụng phép toán hình thái để nâng cao chất lượng ảnh (Trang 42 - 43)

3. Cấu trúc luận văn

2.1.2.5. Phép toán dãn nở có điều kiện

Trong thực tế, có nhiều lúc ta thực sự cần phải dãn một đối tượng bằng một cách nào đó sao cho những điểm ảnh còn lại không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như nếu ta mong một đối tượng trong một ảnh không chiếm phần nào đó trong ảnh đó thì phép dãn đối tượng phải không được làm cho đối tượng lấn vào khu vực đó. Trong trường hợp như vậy, ta phải dùng phép dãn theo điều kiện. Khu vực cấm của ảnh đó được coi như là một ảnh thứ hai mà trong ảnh thứ hai đó, những điểm ảnh bị cấm là đen (mang giá trị 1). Phép dãn có điều kiện được kí hiệu:

𝐴 ⊕ (𝑆𝑒, 𝐴′) (2.6)

Trong đó, Se là cấu trúc được sử dụng trong phép dãn và A’ là ảnh đại diện cho tập hợp những điểm ảnh bị cấm.

Kĩ thuật trên rất hữu ích cho việc phân đoạn một ảnh. Chọn được một ngưỡng tốt cho việc phân đoạn mức xám có thể là rất khó khăn. Tuy nhiên, hai ngưỡng tồi có thể được sử dụng để thay cho một ngưỡng tốt. Nếu một ngưỡng rất cao được áp dụng cho một ảnh thì những điểm ảnh thoả mãn ngưỡng đó chắc chắn sẽ là những điểm ảnh của đối tượng thế nhưng như vậy ta cũng dễ bỏ qua nhiều điểm ảnh khác của đối tượng. Còn nếu ngưỡng áp dụng mà quá thấp thì ta dễ chọn phải nhiều điểm ảnh mà không phải là điểm ảnh của đối tượng.

35

Hình 2.14. Dãn theo điều kiện a. Ảnh một chồng chìa khoá

b. Ảnh phủ định do sử dụng ngưỡng cao c. Kết quả của sử dụng ngưỡng thấp

d. Phép dãn có điều kiện của (b) sử dụng phần tử cấu trúc đơn giản, điều kiện theo (c)

e. Kết quả sau khi “làm sạch” nhiễu, bằng sử dụng phép mở.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số tính chất nội suy ảnh số sử dụng phép toán hình thái để nâng cao chất lượng ảnh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)