SÀNG LỌC HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis) (Trang 39 - 41)

CÁC CHỦNG VI NẤM NỘI SINH

Ngoài khả năng sinh kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh, vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ còn là nguồn cung cấp các chất gây độc tế bào ung thư ứng dụng trong điều trị lâm sàng và dược phẩm như paclitaxel. Trong

30

nghiên cứu này, 5 chủng vi nấm tiềm năng được tách chiết bằng dung môi ethyl acetate và đánh giá hoạt tính gây độc trên 2 dòng tế bào ung thư phổi A549 và vú MCF-7.

Bảng 3.1. Khả năng gây độc tế bào ung thư của 5 chủng vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ Bắc STT Kí hiệu chủng Tỉ lệ ức chế tế bào (%) A-549 IC50 MCF-7 IC50 1 TQF6 (100 µg/mL) 30,99 ± 1,53 >100 21,36 ± 2,67 >100 2 TQF25 (100 µg/mL) 44,99 ± 0,69 >100 43,51 ± 2,26 >100 3 TDF6 (100 µg/mL) 92,65 ± 1,4 7,61±0,21 77,15 ± 1,98 16,92±0,61 4 TDF7 (100 µg/mL) 93,91 ± 2,18 13,4±0,9 89,22 ± 4,09 17,82±2,02 5 Ellipticine (µg/mL) 92,81 ± 1,06 0,44±0,05 93,97 ± 1,07 0,47±0,02

Ghi chú: Ellipticine được sử dụng làm đối chứng dương.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, cao chiết tổng (100 µg/mL) từ 4 chủng vi nấm thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức độ khác nhau. Trong đó, 2/4 chủng vi nấm gây độc tế bào ung thư A-549 và MCF-7 cao với khả năng ức chế tế bào cao hơn 70% (Bảng 3.1). Hoạt chất thô từ chủng TDF7 ức chế mạnh nhất với tế bào ung thư phổi A549 và MCF-7 với tỷ lệ ức chế tế bào đạt 93,91 ± 2,18% và 89,22 ± 4,09, tương ứng. Ở mức thấp hơn, tỷ lệ ức chế tế bào ung thư phổi A-549 và ung thư vú MCF-7 đạt lần lượt 92,65 ± 1,4% và 77,15 ± 1,98% so với mẫu đối chứng khi xử lý với cao chiết từ chủng nấm TDF6 (Bảng 3.1). Mặc dù chủng TQF6, TQF25 thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định mạnh và rộng trên nhiều chủng VSV kiểm định nhưng hoạt tính gây độc tế bào A549 và MCF-7 thấp. Sự ức chế mạnh các dòng tế bào ung thư có thể do sự tương tác của các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cao chiết với protein p53, một protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào – gọi là gen áp chế khối u p53 [63]. Khi có tổn thương ở DNA, p53 làm ngừng chu kỳ tế bào cho đến khi DNA bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm cho tế bào chết theo lập trình (apoptosis) nếu không còn khả năng sửa chữa DNA. Các chất có hoạt tính ức chế tế bào ung thư bám vào đầu N của p53 và giúp protein này không bị phân huỷ.

Báo cáo về hoạt tính gây độc tế bào ung thư vi nấm trên cây thông đỏ tây Himalayan (T. fuana) chỉ ra rằng chỉ có 5/15 cao chiết tổng có khả năng

31

ức chế tế bào MCF-7 với tỷ lệ tế bào sống sót dao động từ 0-45,7% [64]. Năm 2017, Vasundhara và cộng sự đã phân lập được chủng vi nấm Diaporthe sp. T1 từ cây thông đỏ (T. baccata), sinh chất trichalasin E, F and H ức chế 79 ± 6% tế bào MCF-7 [65]. Chủng F. tricinctum T6 phân lập từ cây thông đỏ (T. tabaca L. subsp. wallichiana (Zucc.) tại Ấn Độ được báo cáo khả năng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư MCF-7 và HeLa [52]. Các công bố trên khá tương đồng với kết quả gây độc tế bào ung thư MCF-7 và A-549 thu nhận từ nghiên cứu này.

Bên cạnh cây thông đỏ, khả năng sinh tổng hợp chất gây độc tế bào ung thư từ nấm nội sinh trên các cây dược liệu/thảo dược khác cũng khá đa dạng và phong phú. Năm 2017, Liu và cộng sự đã nghiên cứu khả năng gây độc tế bào của các chủng vi nấm nội sinh trên 3 cây ngập mặn: cây trang (Kandelia candel), đước vòi (Rhizophora stylosa) vàcây họ đước (Rhizophoraceae). Kết quả cho thấy 10/28 chủng vi nấm nội sinh phân lập được thể hiện hoạt tính ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào A-549 với tỷ lệ sống sót trong khoảng 7 - 57,6%. Đặc biệt, ba chủng nấm nội sinh đã ức chế rõ rệt sự hình thành mạch ung thư phổi oncoprotein do HPV-16 E7 gây ra trong ống nghiệm [66].

Aspergillus nomius phân lập trên cây lô hội (Aloe vera L.) có khả năng sinh chất sulphorhodamine gây độc tế bào ung thư MCF-7 với tỉ lệ tế bào sống đạt 2% [67].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)