NẤM NỘI SINH TRÊN CÂY THÔNG ĐỎ
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của vi sinh vật nội sinh, đặc biệt là vi nấm, là khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất ức chế VSV gây bệnh [13]. Từ 25 chủng vi nấm nội sinh phân lập trên cây thông đỏ Bắc tại Hà Giang, sàng lọc hoạt tính kháng sinh trên 7 chủng vi sinh vật kiểm định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch được tiến hành. Kết quả cho thấy rằng 12/25 chủng (chiếm 48%) có khả năng kháng ít nhất một chủng VSV kiểm định trong thử nghiệm (Hình 3.3).
Hình 3.1. Hoạt tính kháng Bacillus cereus ATCC 11778 (A) và MRSE ATCC 35984 (B) của một số chủng vi nấm nội sinh
Số lượng chủng thể hiện hoạt tính trên từng chủng VSV kiểm định dao động trong khoảng 8 – 36% (Hình 3.2). Trong đó, các chủng vi nấm nội sinh thể hiện hoạt kháng mạnh đối với MRSE ATCC 35984 (chiếm 36%) và B. cereus ATCC 11778 (chiếm 32%). Tỷ lệ thấp hơn được ghi nhận với các chủng MRSA ATCC 33591 (chiếm 24%), P. aeruginosa ATCC 9027 (chiếm 24%), E. faecalis ATCC 29212 (chiếm 20%), C. albicans ATCC 10231 (chiếm 16%) và E. coli ATCC 11105 (chiếm 8%).
28
Hình 3.2. Tỉ lệ ức chế của các chủng vi nấm nội sinh trên từng cùng VSV kiểm định
Trong số 12 chủng có khả năng ức chế VSV kiểm định, có 6/12 chủng (chiếm 50%) thể hiện hoạt tính trên cả 3 nhóm: Gram (-), Gram (+) và nấm men; có 5/12 chủng (chiếm 41,67%) chỉ thể hiện hoạt tính trên nhóm vi khuẩn Gram (+) và có 1/12 chủng (chiếm 8,33%) chỉ thể hiện hoạt tính trên nhóm vi khuẩn Gram (-). Đặc biệt, 4 chủng gồm TQF6, TQF25, TDF6, TDF7 thể hiện phổ kháng rộng trên ít nhất 5 chủng VSV kiểm định với đường kính vòng kháng dao động từ 7 - 30 mm (Hình 3.1). Vì vậy, 4 chủng vi nấm gồm TQF6, TQF25, TDF6, TDF7 được lựa chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu gần đây, Gauchan và cộng sự (2021) đã phân lập được 13 chủng nấm nội sinh từ 16 mẫu cây thông đỏ (T. wallichiana) thu thập tại Nepal [61]. Trong đó, chỉ có 3 chủng vi nấm (chiếm 23.1%) thể hiện hoạt tính kháng E. coli, S. aureus và B. subtilis, với đường kính vòng kháng khuẩn dao động từ 6,5-10,2 mm. Ở nghiên cứu khác trên cây thông đỏ Himalayan (T. wallichiana Zucc.), 3/16 chủng vi nấm thể hiện hoạt tính kháng ít nhất một loại vi sinh vật kiểm định [62], thấp 2 lần tỷ lệ vi nấm sinh kháng sinh trên cây thông đỏ (T. chinensis) thu thập tại Hà Giang, Việt Nam.
29
Hình 3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chủng vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ. Ghi chú: 1. E. coli ATCC 11105; 2. C. albicans
ATCC 10231; 3. B. cereus ATCC 11778; 4. MRSE ATCC 35984; 5. P. aeruginosa ATCC 9027; 6. MRSAATCC 33591; 7. E. faecalis ATCC 29212.
So sánh với các nghiên cứu về nấm nội sinh trên cây huyết giác (Dracaena cambodiana) và cây bạch mộc hương (Aquilaria sinensis) cho thấy tỷ lệ nấm nội sinh thể hiện hoạt tính ức chế vi sinh vật kiểm định thường thấp, đạt 8.3% tổng số chủng phân lập được. Trên cây hỷ thụ (Camptotheca acuminata), đã báo cáo rằng 27,6% các chủng vi nấm phân lập có hoạt tính kháng khuẩn. Tổng hợp các nghiên cứu trên, vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (T. chinensis) hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác các hoạt chất kháng sinh mới.