Các khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt khi độ an toàn và hiệu quả kinh tế mang lại cho các chủ thể kinh tế là ngân hàng với tư cách người cho vay và
người đi vay, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tùy theo mục đích phân tích, người ta đưa ra các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng cho vay. Tuy nhiên giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chặt với nhau, trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến các chỉ tiêu định lượng.
Nhóm các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng cho vay thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu về số lượng và tỷ lệ. Cụ thể, đánh giá chất lượng cho vay thông qua các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn và chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời.
1.3.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN phản ánh dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được từ các DNVVN. Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, chất lượng tín dụng của DNVVN. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng kém, việc kiểm soát các khoản vay kém.
Nợ quá hạn DNVVN Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN = -JTổng dư nợ DNVVNY—x 100%
Đây là một dấu hiệu không tốt đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả. Ngân hàng có thể kéo dài thời gian thu hồi nợ nhưng vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro bị mất vốn. Ngân hàng cần tiến hành phân loại nợ để đánh giá được chất lượng khoản vay một cách dễ dàng và linh hoạt. Qua đó, ngân hàng sẽ có những biện pháp giám sát khoản vay đối với từng đối tượng vay vốn cho phù hợp, giúp sự giúp nguồn lực ngân hàng một cách hiệu quả nhất.
1.3.3.2. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của khoản vay, từ đó phản ánh chất lượng cho vay, nó phản ánh nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng.
Theo thông tư 02/2013/TT -NHNN quy định về nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng .
Dư nợ ấ DNVVN
Tỷ lệ nợ xấu DNVVN = ʒ—∖ x 100% Tổng dư nợ DNVVN
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, thể hiện tổn thất tiềm năng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu mang tính thời điểm, thường các ngân hàng xác định vào thời điểm cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này càng thấp thì độ an toàn khoản vay càng cao hay chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này không nên vượt quá 2%. Hệ số này thấp chứng tỏ công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát nợ của ngân hàng thực hiện rất tốt. Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu còn phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vay vốn, nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng, nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận.
Tỷ lệ này chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi bên cạnh việc tỷ lệ nợ xấu thấp do thực hiện chưa tốt các bước trong quy trình thì vẫn tồn tại việc cho vay mà không chuyển nhóm nợ theo đúng quy định. Vì thế để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác nữa.
1.3.3.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro
Việc trích lập dự phòng là việc ngân hàng chuyển đổi những ước lượng tổn thất của mình vào chi phí để lập quỹ dự phòng, nhằm bù đắp thiệt hại khi xảy ra rủi ro khoản nợ không thu hồi được.
. ... Số tiền trích lập DPRR
Tỷ lệ trích lập DPRR =---£-7— ---x 100% Tổng dư nợ
Trong đó: Tổng dự phòng rủi ro = Tổng dự phòng cụ thể + Tổng dự phòng chung.
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Việc dự phòng nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản vay của ngân hàng do khách hàng không có khả năng chi trả. Tùy theo mức độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Như vậy đối với ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.
Theo thông tư 22/VBHN-NHNN, dự phòng cụ thể là khoản trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể đối với từng khoản nợ: Công thức: R=∑"=1 Ri
R: Tổng tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng
Ai: Số dư nợ gốc thứ i
Cj: giá trị khấu trừ của TSĐB
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm
Ci> Ai thì Ri = 0
Dự phòng chung là khoản được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, trong các trường hợp chất lượng nợ suy giảm do nguyên nhân khó khăn về tài chính.
Dự phòng chung = (Tổng dư nợ - Nợ nhóm 5)× tối đa 0.75%
Chỉ số này phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi chỉ số này càng cao thì số tiền phải trích trong kỳ cao, làm đọng vốn mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ thấp, món vay có độ an toàn thấp, chất lượng khoản vay tiêu cực. Tuy nhiên chỉ số này thấp có thể phản ánh chất lượng các khoản vay được cải thiện cũng có thể do các ngân hàng thực hiện việc trích lập dự phòng chưa đúng.
1.3.3.4. Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Trong hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro gây giảm sút thu nhập, có thể dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đó là những rủi ro không mong đợi gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, trừ khách hàng có uy tín cao, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khoản vay. Tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động không đảm bảo trả nợ. Khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền phát mại TSĐB để thu nợ. Dựa vào nguồn hình thành TSĐB chia ra thành tài sản của người đi vay, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay hay tài sản của người thứ ba.
_ _ _ ' ______ Dư nợ vay có TSĐB
Tỷ lệ cho vay có TSĐB = ——— ---x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng cao thì an toàn của khoản vay càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và chính sách của NHTM trong từng thời kỳ nói riêng.
1.3.3.5. Cơ cấu danh mục tín dụng DNVVN
Danh mục tín dụng DNVVN bao gồm nhiều khoản tín dụng hợp thành cơ cấu tín dụng của ngân hàng đuợc phân loại theo mục đích vay vốn đa dạng của DNVVN, đuợc nhà quản trị ngân hàng xây dựng dựa trên định huớng chính sách của nhà nuớc.
Có thể phân loại danh mục tín dụng theo thời hạn, theo ngành nghề kinh tế, theo đối tuợng khách hàng, theo loại tiền tệ, theo tính chất đầu tu,..Cơ cấu danh mục tín dụng DNVVN gắn liền với các rủi ro nội tại. Đa dạng hóa cơ cấu danh mục tín dụng giúp mức độ phân tán rủi ro cao, đem lại hiệu quả và an toàn cho khoản vay, nâng cao chất luợng khoản vay.
1.3.3.6. Dư nợ/Doanh số cho vay DNVVN
Doanh số cho vay DNVVN là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền ngân hàng cho DNVVN vay trong thời kỳ nhất định, thuờng là một năm tài chính của ngân hàng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô của các khoản vay. Con số này tăng lên qua các năm cho thấy ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay DNVVN, đồng thời thể hiện hiệu quả kinh doanh đang tăng lên nhờ vào chất luợng cho vay DNVVN. Tuy nhiên, sự tăng lên trong quy mô cần phải đi kèm với sự tăng lên trong chất luợng du nợ tại ngân hàng. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn và bền vững của các khoản vay. Để đánh giá chỉ tiêu này, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu:
. . ___„ „ „ τ Doanh số cho vay DNVVN
Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN = 7- - -7—' ∖1---x 100% Tông doanh số cho vay
1.3.3.7. Mức sinh lợi từ hoạt động cho vay
Khả năng sinh lợi từ hoạt động cho vay có mối quan hệ mật thiết với chất luợng hoạt động cho vay. Bởi ngân hàng chỉ có thể tiến hành thu đuợc lợi nhuận khi chất luợng khoản vay tốt, khách hàng hoàn trả nợ đúng và đủ. Bất cứ một rủi ro nào xảy ra gây tôn thất đều ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Tông lãi cho vay - Chi phí hoạt động cho vay _____ Mức sinh lợi =---—--- - - -———- f---x 100%
Du nợ cho vay bình quân Trong đó:
Chi phí hoạt động cho vay = Chi phí vốn vay + Chi phí phi lãi (lương, khấu hao, quản lý, dự phòng rủi ro...)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng cho vay thu được bao nhiêu đồng lãi. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lợi từ hoạt động cho vay càng cao do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN
Hoạt động cho vay của ngân hàng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu chủ quan bản thân ngân hàng mà còn bị tác động bởi các yếu tố khách quan bên ngoài như: yếu tố thuộc về khách hàng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.. .Vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng cần xem xét trên cả hai phương diện trên để xây dựng những chiến lược phát triển hoạt động cho vay phù hợp.