Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Á Châu Tên viết tắt: ACB
Tên tiếng anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-28) 3929 0999 Website: www.acb.com.vn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 06/04/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tính đến nay ngân hàng đã hoạt động được 25 năm, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế đất nước.
Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh bao gồm: huy động và cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; hoạt động bao thanh toán; ủy thác và nhận ủy thác; đại lý bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán; bảo lãnh;.. .và các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngân hàng Á Châu hoạt động với phạm vi rộng trên nhiều địa bàn từ Bắc vào Nam. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến đầu năm 2018, Ngân hàng có 1 hội sở chính, 354 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc với 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc.
Với hơn 10.000 nhân viên, Ngân hàng Á Châu - ACB luôn chú trọng và tập trung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, coi trọng và đề cao yếu tố con người trong tổ chức. Mỗi thành viên của Á Châu đều được trang bị những nền tảng vững chắc cho việc triển khai đồng bộ hóa các chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Ngân hàng Á Châu xác định tầm nhìn và sứ mệnh của mình: ACB - ngân hàng của mọi nhà . Mục tiêu chiến lược đến năm 2018 là xác lập vị trí dẫn đầu trên 5 lĩnh vực: Định hướng khách hàng; Quản lý rủi ro; Kết quả tài chính bền vững; Hiệu quả hoạt động và đạo đức kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên, ACB luôn đoàn kết và ghi nhớ 5 giá trị cốt lõi tạo nên sức mạnh và sự đột phá: Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và hiệu quả.
2.1.2. Lịch sử hình thành của chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn và được thành lập sớm nhất trong mạng lưới chi nhánh của ACB. Chi nhánh được cấp phép hoạt động kinh doanh theo giấy phép chấp thuận số 0016/GTC ngày 31/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động này 14/03/1994.
Chi nhánh Hà Nội được đặt trụ sở tại 184-186 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nằm trên địa bàn thuộc khu vực trung tâm thành phố, chi nhánh Hà Nội có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tại đây, chi nhánh có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp xúc với các khách hàng lớn, có nhu cầu cao về vốn cũng như các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh những lợi thế, chi nhánh Hà Nội cũng gặp phải nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gây gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam,...
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Hiện nay, nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Hiện nay, với hơn 70 cán bộ nhân viên, chi nhánh Hà Nội đã cố gắng tổ chức sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp, quan tâm thường xuyên tới công tác đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kịp thời những kiến thức khoa học hiện đại. Trong toàn bộ hệ thống, chi nhánh Hà Nội luôn được đánh giá rất tốt về trình độ của nhân viên, chất lượng dịch vụ cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể của ngân hàng.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo TPKT 1723 100 1830 100 1958 100
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của ACB - Chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự của ACB - Chi nhánh Hà Nội)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc, bao gồm:
Giám đốc: Là người tổ chức điều hành NH; xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và hàng năm của NH; phụ trách công tác kinh doanh; ...Giám đốc là đại diện pháp nhân của NH, giám đốc có thẩm quyền điều hành cao nhất của NH.
Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, chỉ huy điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc; Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước giám đốc về nhiệm vụ đã được giao.
Hiện chi nhánh Hà Nội bao gồm đầy đủ 8 phòng ban: Phòng Kế toán ngân quỹ, phòng Hành chính nhân sự, phòng Tín dụng, phòng Kế hoạc tổng hợp, phòng Thánh toán quốc tế, phòng Kiểm tra KS nội bộ, phòng Điện toán, phòng dịch vụ.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015 — 2017
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
1. Tiền gửi các
TCKT 1080 62.7 1310 71.6 1279 65.3
2. Tiền gửi dân
cư 485 28.1 450 24.6 503 25.7
3. Tiền gửi các
TCTD 103 6.0 52 2.8 82 4.2
4. Tiền gửi uỷ
thác đầu tư ~~55 3.2 18 1.0 94 4.8
II. Theo nội tệ, ngoại tệ 1723 100 1830 100 1958 100 1. VND 1548 89.8 1750 95.6 1813 92.6 2. Ngoại tệ 175 10.2 80 4.6 145 74 III. Theo kỳ hạn 1723 100 1830 100 1958 100 1. Không kỳ hạn 584 33.9 612 33.4 721 36.87 2. Kỳ hạn dưới 12 tháng_________ 726 42.1 793 43.3 822 41.94 3. Kỳ hạn trên 12 tháng_________ 413 24.0 425 23.2 415 21.19 Tổng nguồn vốn huy động 1723 1830 1958 Tốc độ tăng trưởng HĐV(%) 4,42 584 6,99 \---
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng
Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội rất đa dạng theo nhiều thành phần kinh tế và các loại tiền tệ khác nhau. Tổng nguồn
vốn huy động tăng dần qua các năm, con số này là 1723 tỷ đồng năm 2015, tăng lên 4,42% so với năm 2014. Năm 2016, chi nhánh huy động đuợc 1830 tỷ đồng, tuơng đuơng luợng tăng 5,84% so với năm 2015. Đến năm 2017, tiền gửi trong dân cu tăng lên đột biến khiến cho tổng huy động tăng 6,99% so với năm 2016 và đạt 1958 tỷ đồng.
Phân theo đối tượng
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi phân theo thành phần kinh tế qua các năm.
■ Tiền gửi ủy thác đầu tu
■ Tiền gửi các TCTD
■ Tiền gửi dân cu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017)
Qua biểu đồ minh họa ta thấy:
Năm 2016: Tiền gửi dân cu là 450 tỷ đồng, giảm 35 tỷ đồng tuơng ứng giảm 7% so với năm 2015. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD là 1380 tỷ đồng tăng 142 tỷ đồng tuơng ứng tăng 11,47% so với 2015.
Năm 2017: Tiền gửi dân cu là 503 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng tuơng ứng tăng 11,7% so với năm 2016. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD là 1455 tỷ đồng (đã quy đổi) tăng 75 tỷ đồng tuơng ứng tăng 5,43% so với 2015.
Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn huy động có nhiều biến động: Trong thời gian qua, chi nhánh Hà Nội đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn từ các nguồn tiền gửi khác nhau, đặc biệt là nguồn tiền nhàn dỗi trong dân cu; khai thác, tìm kiếm và đặt quan hệ hợp tác với các khách hàng mới có nguồn tiền gửi lớn, lãi suất thấp. Tuy nhiên, do thị truờng cạnh tranh gay gắt, tình hình các doanh nghiệp khó khăn trong vốn sản xuất và phát triển nên rất khó để có nguồn tiền du thừa nhiều gửi vào ngân hàng. Nguồn tiền này cũng có tính chất mùa vụ do hoạt động sản xuất kinh doanh với những ngành nghề đặc thù và nhu cầu tiêu dùng của cu dân trong các thời điểm khác nhau.
Phân theo thời gian
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tiền gửi phân theo thời gian qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2017)
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta nhận thấy có sự tăng vọt của tiền gửi không kì hạn và từ tiền gửi kì hạn duới 12 tháng nhu sau:
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo thời hạn vay 1629 100 1780 100 1820 100 1. Dư nợ NH 1243 76 1450 81 1583 87 2. Dư nợ T,DH 386 24 330 19 237 13
II. Theo loại
Năm 2016: Tiền gửi không kì hạn tăng 28 tỷ đồng tương ứng tăng 4.8%; tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng 24 tỷ đồng tương ứng tăng 3%; tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng tăng 67 tỷ đồng tương ứng tăng 9.2% so với năm 2015.
Năm 2017: Tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục tăng so với năm 2016 là 109 tỷ đồng tương ứng tăng 17,8%. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng, cụ thể tăng 29 tỷ đồng tương ứng với mức 0,04%. Cùng với đó, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng giảm 10 tỷ đồng tương ứng với 0,03%.
Nguyên nhân của sự gia tăng tiền gửi không kì hạn trong năm 2017 là: Do chi nhánh đã triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, thực hiện kịp thời các đợt huy động nguồn vốn như tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và do sự biến động của tình hình lãi suất. Vì tính chất ngắn hạn của loại tiền gửi này nên việc huy động tiền gửi không kỳ hạn giúp Chi nhánh có thể huy động vốn với chi phí thấp. Từ đó sẽ giúp cho tiết kiệm được chi phí hoạt động, nâng cao doanh thu trong hoạt động sử dụng vốn.
Tình hình huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn thu chính của ngân hàng được lấy từ nguồn chênh lệch lãi suất giữ vốn huy động và vốn vay. Do đó, cân đối nguồn là rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động của các ngân hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của các ngân hàng. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội được đánh giá khá tốt trong toàn hệ thống nói riêng và trong ngành ngân hàng nói chung, điều đó cho thấy rằng chi nhánh đang thu hút được nguồn vốn giá rẻ với hiệu quả cao, đem lại nguồn lợi cho ngân hàng.
2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1.Doanh số mua ngoại tệ 521 6ÕÃ 628
2. Doanh số bán ngoại tệ 51.6 56.3 612 3. Doanh số thanh toán ngoại tệ 751 816 78.5
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015--2017) Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đang có xu hướng tăng. Tổng dư nợ tại chi nhánh Hà Nội qua các năm từ 2015 đến 2017 lần lượt là: 1629 tỷ đồng, 1780 tỷ đồng, 1820 tỷ đồng. Dư nợ phân theo thời hạn vay có nhiều biến động do sự biến động của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đang ngày một cao. Qua bảng số liệu ta còn thấy, dư nợ phân theo thời gian đa phần là dư nợ ngắn hạn. Dư nợ trung dài hạn cũng giảm từ 386 tỷ đồng năm 2015, 330 tỷ đồng năm 2016 và xuống 237 tỷ đồng tính đến cuối năm 2017. Dư nợ đối với nội tệ có sự tăng từ 1510 tỷ đồng năm 2015 đến nay.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ & thanh toán quốc tế:
Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế cùng với phí dịch vụ thu được ngày càng tăng lên.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017) Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế năm 2015, 2016 và 2017 đều tăng. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh triển khai một số dự án lớn của các khách hàng truyền thống. Phòng thanh toán quốc tế đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ; các giao dịch nhanh chóng, chính xác và thuận tiện.
* Hoạt động kinh doanh thẻ
Hiện tại ACB - Chi nhánh Hà Nội đã lắp đặt thêm nhiều máy ATM và máy chấp nhận thẻ (POS) tại những vị trí thuận tiện ở các phòng giao dịch và hội sở của chi nhánh nên đã phát huy được hiệu quả tích cực, phục vụ khách hàng thuận lợi. Số thẻ phát hành tăng nhanh đồng nghĩa với việc tổng số dư tài khoản thẻ cũng tăng.
Đến 31/12/2016 Chi nhánh đã phát hành được 28.229 thẻ ATM, tăng 7.123 thẻ so với năm 2015, trong đó:
Thẻ ghi nợ nội địa: 27.953 thẻ, tăng 6.982 thẻ so với năm 2015. Thẻ ghi nợ quốc tế: 122 thẻ, tăng 43 thẻ so với năm 2015. Thẻ tín dụng quốc tế: 98 thẻ, tăng 42 thẻ so với năm 2015.
Đến 31/12/2017 Chi nhánh đã phát hành được 36.963 thẻ ATM, tăng 8.734 thẻ so với năm 2016, trong đó:
Thẻ ghi nợ nội địa: 36.643 thẻ, tăng 8.690 thẻ so với năm 2015. Thẻ ghi nợ quốc tế: 174 thẻ, tăng 52 thẻ so với năm 2015. Thẻ tín dụng quốc tế: 146 thẻ, tăng 48 thẻ so với năm 2015.
Từ năm 2015 đến năm 2017, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ sản phẩm mới: SMS Banking, Internetbanking, Bill Payment, dịch vụ bán vé máy bay, ưu đãi kích hoạt thẻ khi liên kết với ví MoiIio... Các hoạt động nói trên đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ, đem lại tối đa các tiện ích giúp phục vụ các nhu cầu của khách hàng, đem lại kết quả tích cực về nguồn vốn và thu nhập của chi nhánh.
2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội 2.2.1. Chính sách cho vay DNVVN tại chi nhánh
Đối tượng vay vốn
Các pháp nhân, định chế tài chính phi tổ chức, doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp.
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và nghị đinh 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết, Ngân hàng TMCP Á Châu ban hành công văn 79/NVCV-QLRRTD.18 quy định về định hướng và chính sách tín dụng. Trong đó có quy định về đối tượng, điều kiện cùng giới hạn cấp tín dụng cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
Điều kiện cho vay
Ngân hàng Á Châu xét cho vay đối với doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân, chủ DNTN và DNTN có tín nghiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán, tại thời điểm cấp GHTD.
- Pháp nhân, chủ DNTN hoặc DNTN mở tài khoản thanh toán tại ACB và cam kết sử dụng tài khoản này để thực hiện giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của khách hàng.
- Khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, thông tin tài chính minh bạch đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với ACB trong thời hạn được cấp GHTD.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay sản xuất kinh doanh có tài sản đảm bảo nhóm 0, nhóm 1, nhóm 2 thuộc Nhóm nhận thế chấp bình thường và có nguồn thu nhập