Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 172 (Trang 27)

5. Kết cấu khóa luận

2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Phân tích nội dung: trên cơ sở dữ liệu định tính thu thập được tác giả sử để phân

tích dữ liệu dưới dạng văn bản qua đó có thể phân tích được chi tiết những phản hồi

của người được khảo sát, các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.

2.4. Phương pháp nghiên cứu- Phỏng vấn sâu: - Phỏng vấn sâu:

+ Đối tượng phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp đang làm việc tại NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đồng thời tiếp xúc và phỏng vấn sâu chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng của DNNVV. + Nội dung phỏng vấn: nội dung các câu hỏi phỏng vấn tập trung các vấn đề sau:

(1) NHTM cổ phần Á Châu nói riêng và các NHTM cổ phần khác đã có những chính sách tín dụng nào dành cho khách hàng là DNNVV?

(2) Các chính sách hiện hành của các ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV?

(3) Những khó khăn của các DNNVV hiện nay trong quá trình tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV?

(4) Anh/chị đánh giá như thế nào về tính khả thi của phương án/kế hoạch của các DNNVV khi xin cấp tín dụng?

(5) Đánh giá của anh/chị về tài sản đảm bảo thế chấp cho các khoản vay của DNNVV?

(6) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV?

Tùy từng đối tượng mà tác giả có những câu hỏi phù hợp, đối tượng chủ DNNVV

và kế toán nội dung câu hỏi bám sát nội dung phiếu khảo sát DNNVV.

- Công cụ PRA - phân tích SWOT: Phương pháp phân tích này phân tích thực

trạng

của các DNNVV bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan tác động đến DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Qua đó, tác giả phát hiện DNNVV có những điểm yếu sau:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý DNNVV thiếu kinh nghiệm trong công tác xây dựng phương án/kế hoạch kinh doanh khả thi đồng thời cả trong công tác quản lý.

+ DNNVV thường không có tài sản đảm bảo hoặc nếu có thì giá trị tài sản không cao.

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Số DN hoạt động 442.485 505.539 654.633 714.755 758.610 Số DNNVV đăng ký mới 94.754 110.100 126.859 131.275 138.139 Số DNNVV lũy kế 433.674 490.373 642.195 701.889 770.028

+ Chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố khách quan tác động vào từ phía ngân hàng: + Chi phí lãi vay của ngân hàng.

+ Thủ tục, hồ sơ vay vốn.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV.

21

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động

Cuộc cách mạng kinh tế 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những

chuyển biến mới trên mọi nền kinh tế trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam

nói riêng, tác động đến từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Tại Việt Nam, các DNNVV chiếm tỷ trọng trên 97% trong tổng số doanh nghiệp.

Bảng 3.1. Số lượng DNNVV trong giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp-VCCI Qua bảng 3.1 chúng ta có thể thấy tính đến ngày 31/12/2015 cả nước có 442.485 nghìn DNNVV đang hoạt động, số lượng DNNVV đã tăng lên gấp 1,78 lần tại thời điểm ngày 31/12/2019 tương đương 770.028 nghìn DNNVV. Số lượng DNNVV tăng đều qua các năm đặc mức tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2016 so với 2015 kỷ lục hơn 15.346 nghìn doanh nghiệp tương đương 16,2%. Từ năm 2016 trở đi số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới đạt đỉnh điểm vượt ngưỡng trên 100 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới kể từ năm 2000 đến nay, đỉnh

điểm là năm 2019 có tới 138.139 nghìn DNNVV đăng ký thành lập. Sự gia tăng ấn tượng này là kết quả của Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực với những điều kiện thông thoáng hơn về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới như rút ngắn thời gian đăng

ký doanh nghiệp còn 3 ngày, hình thức đăng ký doanh nghiệp mới qua mạng điện tử... qua đó các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình hoàn thành thủ tục hồ sơ đăng

hình doanh nghiệp mới. Với sự thông thoáng của luật doanh nghiệp năm 2015 sau 5 năm số lượng DNNVV lũy kế đã đạt 770.028 nghìn DNNVV tăng 336.354 nghìn DNNVV tương đương tăng 78,81% so với năm 2015.

Đồng thời với sự gia tăng về số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới là số vốn đăng ký kinh doanh của các DNNVV cũng tăng cao. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng cao về vốn đăng ký thành lập, vốn đăng ký thành lập mới là 891.094 nghìn tỷ đồng tăng 48,1% so với cùng kỳ năm 2015, tỷ trọng vốn bình quân trên một DNNVV

năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng tăng 27,5% so với cùng kì năm 2015 ( năm 2015 đạt 6,35 tỷ đồng trên một DNNVV). Số vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV thành lập mới giai đoạn 2016-2019 tăng 839.079 tỷ đồng đồng thời tỷ trọng vốn bình quân trên một DNNVV thành lập mới năm 2019 là 12,5 tỷ đồng tăng 4,4 tỷ đồng so với năm 2016.

3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa- Kết quả sản suất kinh doanh - Kết quả sản suất kinh doanh

Số lượng DNNVV tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Doanh thu của DNNVV tăng qua các năm.

Biểu đồ 3.1: Doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đơn vị: tỷ đồng

■Doanh thu

Nguồn: Sách trắng năm 2020 Tổng doanh thu của khu vực DNNVV năm 2018 đã tăng lên gấp 1,9 lần so với

gian đoạn năm 2011-2015 từ 3.3881123 nghìn tỷ đồng lên 6.440.126 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2015 nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc

khủng hoảng tài chính thế giới 2009, nền kinh tế đang trong giai đoạn cấu trúc do vậy

tốc độ tăng trưởng doanh thu chững lại. Sau khi luật hỗ trợ DNNVV có hiệu lực hiệu quả kinh doanh của các DNNVV được cải thiện rõ rệt doanh thu năm 2017 tăng 71,6% so với bình quân giai đoạn 2011-2015.

- Đóng góp của DNNVV cho nền kinh tế

DNNVV giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao. DNNVV tham gia sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng

các sản phẩm bên cạnh đó DNNVV sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, đặc điểm lao động sản xuất không yêu cầu trình độ cao nên tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động đặc biệt là lao động phổ thông. Theo Tổng cục Thống kê, hàng năm DNNVV thu hút hơn 5 triệu lao động tương đương với hơn 51% lực lượng lao động trong xã hội. Thu nhập bình quân tháng của người lao động giai đoạn 2016-2018 trong khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa đạt 7,81 triệu đồng tăng 43,8%; khu vực doanh nghiệp có quy mô nhỏ đạt 7,1 triệu đồng, tăng 48,8%; khu vực doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có thu nhập bình quân thấp nhất với 5,79 triệu đồng, tăng 40% so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu là những khu vực có thu nhập bình quân người lao động cao nhất trên 9 triệu đồng/tháng. Qua đó nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Chính Phủ.

DNNVV khai thác thế mạnh địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Với đặc điểm quy mô vốn nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt DNNVV có thế dễ dàng xâm nhập vào thị trường địa phương khai thác thế mạnh về tài nguyên,

đất ... đặc biệt là các ngành nông-lâm-ngư nghiệp. DNNVV đóng góp 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng

hóa xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trình độ Số doanh nghiệp Tỷ lệ(%)

Đại học và sau đại học 22 40%

Cao đẳng và trung cấp 18 32,7%

Trung học phổ thông 15 27,3%

Tổng 55 100%

Số vốn đăng ký kinh doanh Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Dưới 1 tỷ đồng 10 18,2%

3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

3.2.1. Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứua) Lĩnh vực hoạt động a) Lĩnh vực hoạt động

Điều kiện và các thủ tục hành chính thành lập DNNVV trở nên thông thoáng hơn kể từ khi Luật hỗ trợ DNNVV năm 2014 có hiệu lực cùng với đặc điểm DNNVV

có quy mô vốn nhỏ tác động trực tiếp đến ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát 55 DNNVV, có tới 51 DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tương đương 92,7%, 4 DNNNN hoạt động trong

lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Các DNNVV chủ yếu hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ do cần ít vốn đầu tư ban đầu.

Biểu đồ 3.2: Lĩnh vực hoạt động sản xuất của DNNVV được khảo sát

■ Thương mại và dịch vụ BNông lâm nghiệp và thủy sản BCong nghiệp và xây dựng

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả b) Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo kết quả khảo sát, trình độ học vấn của các chủ DNNVV phân tán đều có tời 40% chủ DNNVV có trình độ đại học và sau đại học về lĩnh vực hoạt động của DNNVV, có 27,3% chủ DNNVV có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu là các doanh nghiệp chuyển đổi từ loại hình hộ kinh doanh sang DNNVV.

25

Bảng 3.2: Trình độ học vấn của DNNVV được khảo sát

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả c) Vốn kinh doanh

Từ bảng 3.3 có thể thấy vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV tương đối thấp.

DNNVV có vốn đăng ký kinh doanh từ 1 tỷ đến 5 tỷ chiếm tới 69,1%, doanh nghiệp có mức vốn sản xuất kinh doanh dưới 1 tỷ đồng chiếm 18,2% tương đương 10 DNNVV, số DNNVV có vốn đăng ký kinh doanh trên 5 tỷ chiếm tỷ lệ thấp 12,7%.

Từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 38 69,1%

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả d) Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Từ biểu đồ 3.3 có thể thấy có tới 51% DNNVV hoạt động từ 2 năm đến 3 năm,

số DNNVV hoạt động dưới 2 năm chiếm 31% tương đương 17 DNNVV, một phần nhỏ còn lại khoảng 18% hoạt động trên 3 năm. Qua đó có thể thấy đa số các DNNVV

đang dần đi vào trạng thái ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mức độ đồng tình Hoàn toàn không đồng ý Không

đồng ý thườngBình Đồng ý Hoàn toànđồng ý

Số lượng DNNVV

17 13 20 5 0

Biểu đồ 3.3: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được khảo sát

■Dưới 2 năm

■Từ 2 đến 3 năm

■Trên 3 năm

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả

3.2.2. Mức độ chủ động tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV3.2.2.1. Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh 3.2.2.1. Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh

Trong từng giai đoạn phát triển của DNNVV, muốn đầu tư có hiệu quả, DNNVV cần phải xây dựng được những phương án/kế hoạch kinh doanh tốt, có tính khả thi cao. Song làm thế nào để có chất lượng tốt cho phương án/kế hoạch thì nó là một câu hỏi lớn cho chủ DNNVV? Đa số chủ doanh nghiệp chỉ mới ở giai đoạn hình thành ý tưởng, để hoàn thành một phương án/kế hoạch hoàn thiện thì chỉ có rất ít chiếm 9,09% tương đương 5 DNNVV. Số lượng DNNVV không đáp ứng được yêu cầu về phương án vay vốn là 30 DNVVV tương ứng với 54,55% trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát.

Bảng 3.4: Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu của ngân hàng

Mức độ đồng tình Hoàn toàn không đồng ý Không

đồng ý thườngBình Đồng ý Hoàn toànđồng ý

Số lượng DNNVV

6 22 20 7 0

Tỷ lệ 10,9% 40% 36,36% 12,73% 0%

Nguồn: Điều tra khảo sát Hầu hết khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, DNNVV thường đi thuê các tổ chức để tư vấn hoặc một cá nhân bên ngoài lập dự án để nộp vào ngân hàng. Các DNNVV mới chỉ nhận thức được nhu cầu lập phương án để huy động vốn thiếu hụt chưa ý thức được rằng nếu có một phương án tốt thì giúp DNNVV đảm bảo được tài chính trả nợ ngân hàng và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Vì không phải

người lập phương án, nên trong quá trình triển khai sẽ gặp rất nhiều rủi ro, tỷ suất sinh lời không như ban đầu đề ra thậm chí là thua lỗ.

Như vậy, việc lập phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh của DNNVV đôi khi cũng chỉ là hình thức để đủ giấy tờ nộp hồ sơ vay vốn, nó không bám sát với thực

tế hoạt động của doanh nghiệp. Tính khả thi của phương án kế hoạch kinh doanh là tiêu chí để ngân hàng xác định nguồn trả nợ của DNNVV cho ngân hàng, nó quyết trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Với thực trạng 54,55% DNNVV không lập được phương án/kế hoạch kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng

dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tương đối thấp. 3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Các DNNVV ở nước ta chủ yếu phát triển từ hộ kinh doanh cá thể, làm ăn nhỏ

lẻ manh mún, khi có luật hỗ trợ doanh nghiệp 2014 có hiệu lực khuyến khích chuyển đổi sang loại hình DNNVV thì hầu hết các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh

nghiệp và chủ hộ trở thành giám đốc. Đa số chủ DNNVV thường là kỹ sư, chuyên viên... vừa đứng ra sản xuất vừa quản lý nên trình độ chuyên môn quản lý doanh nghiệp không cao. Nhiều cán bộ DNNVV chưa lường trước được những biến động

28

thị trường, chưa có khả năng biến động giá cả,.. .nên các quyết định hay quản lý trong

doanh nghiệp chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc ý kiến chủ quan, những kiến thức về kế

toán tài chính thường có được do kinh nghiệm. Trong số 55 DNNVV tham gia khảo sát, có tới 28 chủ DNNVV không hiểu về kế toán tài chính thường ủy thác cho nhân viên hành chính-kế toán của công ty chiếm 50,9%, tỷ lệ chủ DNNVV nắm vững kiến

thức tài chính kế toán là 12,7% tương đương 7 chủ DNNVV.

Nguồn: Điều tra khảo sát Nhu cầu học tập nâng cao trình độ của chủ DNNVV dường như chưa được đầu tư. Vì đa số chủ DNNVV vừa quản lý vừa thực hiện sản xuất kinh doanh nên bản

thân họ không có nhiều thời gian và điều kiện để nâng cao trình độ, đây cũng là lý do

lý giải vì sao chất lượng của các phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được chú trọng và chính các ông chủ DNNVV cũng chưa giải thích được tại sao thay vì dùng vốn tự có thì nên dùng vốn vay ngân hàng, chỉ thực sự khi nào có nhu cầu cần vốn mới tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV.

Bên cạnh đó, đa số lao động của DNNVV là lao đông phổ thông, có trình độ chuyên môn và tay nghề thấp. Doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược đào tạo phát triển nhân viên, lao động trong doanh nghiệp, thực trạng này sẽ cản trở sự phát triển của DNNVV.

Như vậy, trình độ chuyên môn về tài chính kế toán, tài chính .của chủ doanh nghiệp được khảo sát gần như không có, trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 172 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w