5. Kết cấu khóa luận
3.2.2.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV
Tùy vào từng định hướng khách hàng khác nhau mà mỗi ngân hàng đều có những tiêu chí cụ thể để sàng lọc DNNVV. Ngoài tiêu chí về thời gian hoạt động của DNNVV như đã đề cập ở trên, thì thủ tục vay vốn và các điều kiện vay tại các ngân hàng cũng đã thông thoáng hơn. Tại BIDV ngoài điều kiện hoạt động trên 6 tháng thì
DNNVV phải có báo cáo tài chính 6 tháng có xác nhận của cơ quan thuế, nhưng hạn chế mức dư nợ tín dụng không quá 10 lần vốn chủ sở hữu và yêu cầu bắt buộc về tài sản đảm bảo. Điển hình như Agribank đã xem xét cấp tín dụng cho DNNVV mới thành lập, cụ thể hóa các quy định về khả năng trả nợ của doanh nghiệp như doanh nghiệp phải kinh doanh hiệu quả, năm trước li ền kề có lãi, nếu có lỗ phải có phương án khắc phục lỗ khả thi,.và linh hoạt với từng phương án vay vốn khác nhau.
Bên cạnh sự thông thoáng hơn về thủ tục vay vốn, các ngân hàng cũng đã triển
khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng là DNNVV. Ngày 17/01/2018, BIDV đã ban hành gói tín dụng với quy mô 10.000 tỷ đồng cho đối tượng
khách hàng là DNNVV có nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Hiệp hội DNNVV địa phương... dư nợ triển khai theo gói tín dụng ưu đãi tối đa 30 tỷ đồng/DNNVV; gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp Start-up có quy mô 2.000 tỷ đồng, chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ có quy mô tín dụng 1.000 tỷ đồng. OCB triển khai gói vay
ưu đãi 3.000 tỷ đồng dành riêng cho DNNVV từ tháng 4/2019, cho vay đối với những
DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng. Với vị thế ngân
hàng hàng đầu, VCB đã và đang triển khai chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 2%/năm (áp dụng trong 6 tháng đầu) với DNNVV là có quan hệ với VCB từ 6 tháng trở lên, hoạt động từ 1 năm trở lên và doanh thu hàng năm tốt đạt
trên 5 tỷ đồng.
Theo như kết quả khảo sát, chính sách của các ngân hàng chưa tác động mạnh
mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. DNNVV không tiếp cận tín dụng ngân hàng xuất phát từ chính nội tại bản thân doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi DNNVV có nhu cầu vay vốn nắm bắt kịp thời các thông tin ưu đãi tín dụng DNNVV của ngân hàng thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ cao hơn.
3.2.2.3. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 3.7: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tổng dư nợ tín dụng 5.505.405 6.512.018 7.211.175 7.888.910 Dư nợ tín dụng DNNVV 1.202.141 1.376.640 1.307.199 1.475.828 +Mức tăng tuyệt đối 174.499 -69.441 168.629
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 30/9/2019 +Mức tăng tương đối 14,52% -5,04% 12,9% Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV trên tổng dư nợ 21,83% 21,14% 18,13% 18,7%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong thời gian qua mặc dù DNNVV đã có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng song các DNNVV trong cả nước vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính đến 30/09/2019 dư nợ tín dụng DNNVV đạt 1.475.828 tỷ đồng tăng 12,9% so với cuối năm 2018 với 196.689 khách hàng còn dư nợ trong đó dư nợ đối với DNNVV đang hoạt động ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất là 54% tương đương 820.778 tỷ đồng, thứ hai là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 41%, cuối cùng là DNNVV ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 5% trên tổng dư nợ DNNVV
tương đương 64.849 tỷ đồng.
Bảng 3.5 cho thấy dư nợ tín dụng của DNNVV chiếm tỷ trọng thấp so với tổng
dư nợ toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV bình quân giai đoạn 2016-2019 là 7,46%, đạt mức tăng trưởng 14,52% vào năm 2017. Song tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV còn thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng dư nợ toàn quốc là 12,8%, điều đó cho thấy DNNVV hiện còn chưa có nhiều phương
án đầu tư sản xuất kinh doanh khả thi để ngân hàng xét cấp tín dụng. Năm 2018 dư nợ tín dụng cho DNNVV sụt giảm, giảm 5,04% so với cuối năm 2017 do Ngân hàng nhà nước đề ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu kiểm soát
lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng tính dụng đảm bảo an toàn tín dụng của các tổ chức tín dụng nên các tổ chức tín dụng không thể nới lỏng cấp tín dụng đặc biệt với khu vực DNNVV.