Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng định giá tài sản bảo đảm phục vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP vietinbank việt nam chi nhánh tây hà nội 370 (Trang 35 - 37)

vay tại ngân hàng thương mại

Các nhân tố khách quan

Nhân tố về khách hàng

Khách hàng là chủ thể vay vốn, là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với

việc bảm đảm khoản vay. Vì vậy, yếu tố khách hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nghiệp vụ của ngân hàng. Nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp chính là cơ sở để ngân hàng thẩm định đánh giá, đưa ra quyết định cho vay. Trường hợp khách hàng thiếu trung thực, đưa thông tin sai lệch sẽ gây khó dễ cho toàn bộ quá trình thẩm định. Đồng thời gây mất thời gian và hao tốn chi phí cho ngân hàng.

Nhân tố về là môi trường pháp lý

Do hoạt động ngân hàng nằm cũng nằm trong quy định của pháp luật, các hoạt

động này mang tính đặc thù nên các quy định pháp luật của các nghiệp vụ cần được đề xuất vè xem xét một cách thấu đáo. Nếu những quy định này chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng sẽ là hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế thì hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền

vay còn thiếu sự đồng bộ, nhiều điều không phù hợp với thực tế khiến cho việc thẩm định gặp nhiều khó khăn, bất lợi; kẻ xấu dễ dàng lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản

của ngân hàng.

Nhân tố về sự thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô

Công tác thẩm định tài sản bảo đảm còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, lạm

Các nhân tố chủ quan

Thông thường, hoạt động thẩm định tài sản bảo đảm được thực hiện là do có sự chi phối không nhỏ từ chính các ngân hàng. Nhiều yếu tố xảy ra như nhận định thiếu khách quan về khách hàng, việc mở rộng hệ thống hoạt động ngân hàng quá nhanh mà không phù hợp với việc nâng cao kiểm soát rủi ro; các quy định chưa được

tuân thủ nghiêm túc,... sẽ góp phần ảnh hưởng không hề nhỏ đến khâu thẩm định. Cụ

thể như sau:

Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng qua từng thời kỳ

Đối với từng giai đoạn, các ngân hàng thương mại sẽ đưa ra những chính sách

cho vay cụ thể, có thể là mở rộng hoặc thắt chặt. Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt

động tín dụng sẽ mở rộng danh mục tài sản bảo đảm. Ngược lại, khi ngân hàng muốn

thu hẹp quy mô tín dụng thì việc quản lý tài sản bảo đảm sẽ được chú ý, cẩn trọng hơn thông qua các quy định khắt khe. Có thể thấy hoạt động đảm bảo tiền vay sẽ được

chú trọng theo từng thời kỳ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khâu thẩm định của ngân hàng.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng đóng vai trò chủ chốt trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm. Vì cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp nhận thông tin của khách hàng,

xử lý và thực hiện công tác nghiệp vụ từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Do đó, nếu đội ngũ này có những sai phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu

cực đến quá trình thẩm định tài sản bảo đảm. Các rủi ro đi kèm cũng sẽ rất cao, gây tổn thất không nhỏ đến hoạt động kinh cũng như doanh uy tín của ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần có những kiến thức nghiệp vụ cơ bản về hoạt động thẩm

cần thiết, mang tính quyết định để các nghiệp vụ thẩm định tiếp theo được thực hiện một cách hoàn chỉnh, không có sai sót và tiết kiệm thời gian khi gặp các trường hợp không đáp ứng được khả năng cho vay của ngân hàng.

Thứ hai là về chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm. Ngày nay, nhằm cạnh tranh với những ngân hàng khác thì các ngân hàng đưa ra rất nhiều ưu đãi về chính sách, trong đó bao gồm cả chính sách về thẩm định tài sản bảo đảm. Các danh mục, quy định về tài sản bảo đảm ngày càng đa dạng và phong phú hơn, chính sách cũng trở nên linh hoạt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc công tác thẩm định tài sản bảo đảm cần phải được tiến hành cẩn thận, chính xác vì bản thân tài sản bảo đảm thường tốn rất nhiều công sức để định giá cộng thêm diễn biến của thị trường luôn thay đổi sẽ làm cho việc định giá tài sản bảo đảm khó khăn hơn. Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động bảo đảm tiền vay thì một trong những điều kiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm. Tiếp đến là chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm. Ngày nay, tài sản bảo đảm trở nên đa dạng và phong phú, có những loại tài sản mang tính đặc thù riêng. Vì vây, ngân hàng cần phải thực hiện tốt khâu quản lý tài sản bảo đảm nhằm giữ cho tài sản luôn nằm trong tình trạng ổn định và kịp thời xử lý những sự cố liên quan làm giảm đi giá trị của tài sản bảo đảm. Việc quản lý, kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên nhằm phát hiện những thay đổi về giá trị. Như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tránh

nhưỡng rủi ro không đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng.

Các công tác này có đúng, có tốt thì mới có thể xác định được mức cho vay, phương thức cho vay, lãi suất, thời hạn,... giúp đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh

doanh cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP vietinbank việt nam chi nhánh tây hà nội 370 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w