2.1.1. Lịch sử hình thành và quy mô hoạt động
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội tên giao dịch là VietinBank được thành lập theo quyết định số 063/QĐ-HĐQT_NHCT1 ngày 29/03/2006 của Ngân hàng VietinBank và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/5/2006, là một doanh nghiệp vừa nằm tại số 8, đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép kinh doanh: 0100111948096.
Trụ sở văn phòng tại Trụ sở văn phòng: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Số điện thoại: (84-24) 3942 1030. Số fax: (84- 24) 3942 1032. Website: www.vietinbank.vn. Giấp phép kinh doanh: 0100111948.
Ke từ ngày thành lâp đến nay, hoạt động của Ngân hàng VietinBank chi nhánh
Tây Hà Nội không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn hiệu quả và phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng., địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy.
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển :
Tính đến nay chi nhánh đã tròn 10 năm tuổi, qua 10 năm hoạt động, chi nhánh
đã trải qua nhiều giai đoạn thăng, trầm, tóm tắt lại có 3 giai đoạn chính.
- Giai đoạn thứ nhất: từ ngày thành lập đến năm 2011(2006-2011). Hoạt động kinh doanh của chi nhánh có nhiều thuận lợi, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Giai đoạn thứ hai: từ 2012 đến 2014. Đây là giai đoạn chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, liên tục 3 năm không hoàn thành nhiệm vụ,một số chỉ tiêu chính không đạt kế hoạch giao. Chi nhánh vừa phải hoạt động vừa tìm kiếm giải pháp khắc phục khó khăn, đặc biệt là xử lí nợ xấu. - Giai đoạn thứ ba: từ 2015 đến nay. Chi nhánh đã tìm được lối đi và dần dần
32
lợi nhuận từ kinh doanh đạt mức cao nhất trong 10 năm hoạt động. Đến nay chi nhánh không còn nợ xấu, nợ nhóm 2, các chỉ tiêu kinh doanh đã đạt kế hoạch được giao.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí
Giám đốc
Hành chính &
& lòng Ngân UUV họp P h P hò P h P h P h K m D κ T i K i D i d o a n h M ar ke ti ng d ụ n g I r a k i t o á n III --- P t P G P G P G P C P G P G T r T r T ô C ẩ H o D Cầ H o DảN Hi Gi Dt Kế Di
(Nguán: Phòng hành chinh nhãn sự ■ Pietinhank du nhánh Tây Ilii Nội)
Hình 1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí
Ban giám đốc:
Là một nhóm cá nhân được cổ đông bầu ra để làm đại diện cho họ có nhiệm vụ xác định mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức để đưa ra chính sách và đường lối chung cho tổ chức. Ngoài các nhiệm vụ trên, một ban giám đốc cần có trách
nhiệm đảm bảo quản lí hoạt động vì lợi ích tốt nhất cho các cổ dông. Chính vì vậy mà họ không những có những kỹ năng quản lí tốt mà còn phải hiểu rõ về luật pháp cũng như luật doanh nghiệp.
Phòng hành chính và dân sự
Là phòng thực hiện công tác hành chính, lưu lại các văn bản định chế, các văn
bản pháp luật của đến chi nhánh. Xây dựng, nâng cao, giữ vững các quy định được ban hành; thực hiện công tác tuyển dụng theo tình hình chiến lược của chi nhánh33
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Phòng kế toán và ngân quỹ
Là phòng thực hiện các công tác kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh
của chi nhánh.
Phòng kế hoạch tổng hợp
Là phòng điều hành hoạt động kinh doanh, đưa ra những giải pháp và tổ chức nhân sự, giúp giám đốc trong việc tổng hợp về lập báo cáo thống kê, biện pháp đầu tư, huy động vốn.
Phòng kinh doanh ngoại hối
Các hoạt động về kinh doanh ngoại hối đều được cán bộ trong phòng này kiểm
tra, theo dõi để bảo đảm các phòng đều thực hiện đúng quy định của pháp luật và NHNN. Ngoài ra, cán bộ phòng kinh doanh ngoại hối còn phải nắm bắt được thông tin về thị trường ngoại tệ để đưa ra các mức giá hợp với nhu cầu của khách hàng. Các
nghiệp vụ về thanh toán, bảo lãnh và kinh doanh quốc tế là những nhiệm vụ mà phòng
kinh doanh ngoại hối phải thực hiện.
Phòng dịch vụ và tiếp thị (marketing)
Là phòng giao dịch, tiếp thị trực tiếp với khách hàng về các dịch vụ sản phẩm của chi nhánh, tiếp nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và có những
ý kiến đóng góp về cải tiển sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Phòng tín dụng
Làm các nhiệm vụ như thẩm định dự án hồ sơ vay vốn, xác định cho vay với những dự án hồ sơ mang lợi nhuận đến ngân hàng. Đối với các dự án hồ sơ có tình trạng vượt mức cho phép theo quy định của chi nhánh, phòng sẽ tiến hành tái thẩm định. Ngoài ra, thực hiện các công tác quản lý đối với các hoạt động liên kết với hội sở, nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng và lập báo cáo tín dụng theo quy định của chi nhánh.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Có nhiệm vụ đào tạo các nhân viên có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo các vấn đề về hệ thống máy tính, bảo mật thông tin, kiểm soát tình hình an ninh mạng, có những phương án phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ ngân hàng.
Phòng giao dịch
Là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và Ngân hàng VietinBank. Sử dụng đồng Việt Nam và ngoại tệ để phát triển vốn; tham gia các nghiệp vụ về tín dụng; trực tiếp quảng cáo việc sử dụng và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội từ năm 2018-2020
Chênh lệch số tiền % Chênh lệch số tiền % Tổng thu nhập 32,48 35,02 39,53 2,54 7,804% 4,51 12,894% Tổng chi phí 18,16 18,36 19,43 0,20 1,102% 1,07 5,829%
Lợi nhuận sau
(Nguồn: Báo cáo Kết quả Hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội, 2018-2020)
Qua bảng trên ta thấy được trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tổng thu và tổng chi của chi nhánh đều tăng lên đáng kể. Tổng thu nhập của năm 2019 tăng lên
7,804% so với năm 2018. Đến năm 2020, con số này tăng lên nhờ số lượng nhu cầu cung cấp tín dụng tại khu vực tăng cao nên thu nhập của chi nhánh tăng thêm 4,51 triệu đồng, đạt mức 39,53 triệu đồng. Tổng chi phí của năm 2019 tăng 0,2 triệu đồng so với năm 2018 và đến năm 2020 con số này tăng thêm 1,07 triệu đồng so với năm 2019, đạt mức 19,43 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng có sự tăng dần qua các năm.
Năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 14,33 triệu đồng, đến năm 2019, con số này tăng lên đạt mức 16,66 triệu đồng và vào năm 2020, số tiền đạt mức 20,11 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hoạt động định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại ngân
hàng VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội
2.2.1. Yêu cầu về tài sản bảo đảm tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 của nghị định số 163/2006/ NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm:
“1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.”.
“2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký
theo quy
định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Theo các quy định trên, TSBĐ được chấp nhận cho vay tại chi nhánh gồm: bất
động sản; động sản (phương tiện vận tải, hàng hóa, máy móc, thiết bị); giấy tờ có giá và tài sản khác.
“Có tài sản đảm bảo để ngân hàng thẩm định giá trị. Tài sản này có thể là hiện
có hoặc tài sản đang định mua. Vietinbank chấp thuận xem xét tài sản thế chấp là bất động sản, động sản hoặc giấy tờ có giá. Tùy vào từng loại tài sản đảm bảo mà hạn mức, lãi suất vay mua nhà Vietinbank của các gói vay vốn sẽ khác nhau.
Mức thu nhập đảm bảo đủ để trả khoản nợ vay thế chấp mua nhà Vietinbank. Đối với khách hàng cá nhân, mức thu nhập bình quân ngân hàng Vietinbank cho vay thế chấp phải được chứng minh được qua bảng lương, sao kê lương chuyển khoản, xác nhận lương tiền mặt... Đối với khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank yêu cầu chứng minh được khả năng tài chính bằng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu của bất cứ tổ chức tín dụng nào” Về hồ sơ, giấy tờ, khách hàng cần chuẩn bị:
“Đơn vay vốn thế chấp theo mẫu có sẵn của Vietinbank. CMND, hộ chiếu
Sổ hộ khẩu/ KT3.
Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn (nếu có).
Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn như vay mua nhà tại Vietinbank, vay mua xe ô tô Vietinbank hay vay vốn kinh doanh Vietinbank.
Giấy tờ chứng minh khả năng thu nhập như bảng lương, sao kê lương ngân hàng, xác nhận lương có chữ ký và con dấu của lãnh đạo cơ quan nơi khách hàng làm
việc.
Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo vay thế chấp ngân hàng Vietinbank như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản, động sản chính chủ hoặc giấy bảo lãnh cầm cố của người thứ 3 nếu mượn tài sản thế chấp”
Các CBTD tại chi nhánh sẽ dựa trên các yêu cầu trên để tiếp nhận hồ sơ, tài sản cần định giá sau đó gửi cho bên bộ phận định giá tiến hành định giá dựa theo tiêu
chuẩn thẩm định giá số 05 tại thông tư số 28/2015/TT-BTC của Bộ tài chính. Ngoài ra, theo quyết định số 5860/TGĐ-NHCT35 do ngân hàng VietinBank ban hành ngày 25/4/2013, đối với TSBĐ là bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có mức cấp tín dụng lần lượt theo thứ tự là 2 tỷ đồng, 1 tỷ đồng và 500 triệu đồng trở
2.2.2. Quy trình định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại chi nhánh Quy trình định giá TSBĐ được thực hiện tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh
Tây Hà Nội được thực hiện theo 6 bước dựa theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 05 tại thông tư số 28/2015/TT-BTC của Bộ tài chính gồm:
“Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Bước 4. Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.”
Trong đó:
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường
hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Sau khi đề nghị vay vốn thế chấp tài sản được chấp thuận, các CBTD có nhiệm
vụ xác nhận các vấn đề như QSH và sử dụng TSBĐ; thông tin về mô tả pháp lý (địa hình, hồ sơ kỹ thuật,...) của TSBĐ; mục đích, thời gian, phương pháp và tài liệu để định giá tài sản; giá dịch vụ và thời gian hoàn thành.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.
Ở bước này, các CBĐG sẽ lập kế hoạch dựa theo Mục 3 Chương II của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 tại thông tư số 28/2015/TT-BTC như sau:
“a) Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công
việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc
- Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
- Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.
- Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
- Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá
của khách
hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm
định giá
của doanh nghiệp.
- Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).”
Ngoài ra, các CBĐG sẽ phải có sự trao đổi, thống nhất với khách hàng về các nội dung trong bản kế hoạch định giá.
Bước 3: Khảo sát thị trường và thu thập thông tin
Các CBĐG dựa trên hồ sơ chi tiết về TSBĐ được nhận từ khách hàng cùng với việc đi khảo sát thực tế và tham khảo qua nhiều nguồn tài liệu trên internet để có được các thông tin về kinh tế - xã hội, pháp lý, môi trường, ... làm cơ sở cho việc định giá tài sản.
Mỗi loại tài sản có một cách thu thập tài liệu khác nhau, CBĐG sẽ dựa theo ví
dụ ở trong Mục 4 Chương II của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 tại thông tư số 28/2015/TT-BTC của Bộ tài chính để tiến hành công việc khảo sát và thu thập dữ liệu:
“- Đối với máy móc, thiết bị: Khảo sát và thu thập số liệu về chỉ tiêu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, đặc điểm dây chuyền công nghệ, nhà sản xuất, xuất xứ, nhãn
thông tin về tình hình tiêu thụ, phân phối trên thị trường (bán rộng rãi, độc quyền phân phối hoặc hình thức khác).
- Đối với bất động sản: Khảo sát và thu thập số liệu về vị trí thực tế của bất động sản, so sánh với vị trí của các bất động sản khác trong cùng khu vực,
mô tả các
đặc điểm pháp lý liên quan đến bất động sản; diện tích đất và công trình kiến
trúc gắn
liền với đất; đặc điểm hình học của bất động sản; loại hình kiến trúc, vật liệu xây
dựng công trình; thời điểm hoàn thành và thời điểm đưa vào sử dụng công
trình, tuổi
đời, tình trạng sửa chữa và bảo trì; kết cấu hạ tầng (cấp và thoát nước, viễn thông,
điện, đường, khu để xe và các yếu tố khác); cảnh quan, môi trường xung
quanh; mục
đích sử dụng tại thời điểm thẩm định giá; các số liệu về kinh tế - xã hội, môi trường,
quy hoạch và những yếu tố khác có tác động đến giá trị của bất động sản,
những đặc
trưng của thị trường bất động sản để nhận biết sự khác nhau giữa khu vực có