ngân hàng thương mại
Số lượng hồ sơ thẩm định tài sản bảo đảm:
Số lượng hồ sơ thẩm định tài sản đảm bảo thể hiện khối lượng công việc mà đơn vị thực hiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Việc xem xét chỉ tiêu này nhằm
Thời gian trung bình thực hiện định giá tài sản bảo đảm:
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Công tác được coi là đảm bảo khi thực hiện được khối lượng đủ lớn trong một thời gian hợp lý. Điều này liên quan đến cách thức tổ chức và tiến hành công tác thẩm định tài sản đảm bảo, quy trình và phương pháp được áp dụng sao cho chặt chẽ, rõ ràng và hợp lý để quá trình thẩm định được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh, đồng thời gia tăng khối lượng công việc thực hiện. Một quy trình
thẩm định được coi là đầy đủ, rõ ràng khi nó thể hiện được các nội dung của quá trình
thẩm định. Thời gian thực hiện thẩm định ngắn sẽ sẽ tạo áp lực cho cán bộ thẩm định,
thời gian thẩm định dài thì ngân hàng sẽ mất cơ hội cho vay khách hàng.
Số lần thẩm định tài sản bảo đảm trong một năm đối với một khoản vay:
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được công tác tổ chức thực hiện tái thẩm định tài sản đảm bảo tại Chi nhánh. Tần suất tái thẩm định càng lớn thể hiện Chi nhánh đánh giá cao vai trò của công tác này, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu được rủi ro có khả năng phát sinh liên quan đến tài sản đảm bảo.
Cơ cấu tài sản bảo đảm:
Mỗi ngân hàng xây dựng một cơ cấu tài sản đảm bảo tiền vay riêng phù hợp với chính sách bảo đảm tiền vay và chính sách tín dụng của mình, không quá tập trung tỷ trọng vào một số tài sản đảm bảo nào đó, cần làm đa dạng danh mục tài sản đảm bảo của mình. Cơ cấu tài sản đảm bảo bao gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; dây chuyền máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; hàng hóa; giấy tờ có giá,...
Cách tính:
Mức cho vay tối đa = Giá trị của tài sản đảm bảo x tỷ lệ % theo quy định của từng ngân hàng.
Thời gian trung bình để xử lý một tài sản thu hồi nợ:
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khâu thẩm định tài sản đảm bảo có đảm bảo không, thẩm định về tính vững chắc pháp lý, thẩm định giá, tính thanh khoản, khả năng chuyển nhượng của tài sản đảm bảo trong lần đầu thẩm định cũng như các
công tác thẩm định bị đánh giá kém, chưa bảo đảm.
Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay có thời gian xử lý tài sản bảo đảm kéo
dài:
Thời gian bị kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do tài sản đảm bảo có tính thanh khoản thấp, gặp khó khăn khi rao bán trên thị trường hoặc khách hàng vay không hợp tác trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo.
Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay xử lý không đủ để thu nợ gốc và lãi vay:
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thẩm định giá của tài sản đảm bảo tại ngân hàng. Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ càng
nhiều thể hiện cán bộ ngân hàng định giá tài sản cao hơn so với giá thị trường dẫn đến khi xử lý tài sản, số tiền xử lý không đủ để thu hồi cả gốc và lãi của món vay.
Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro cụ thể:
Để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại đều thực hiện
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã đưa ra những khái niệm cơ bản về tài sản bảo đảm và các phương pháp thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay cùng với nội dung thẩm định giá và các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định giá tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần VietinBank Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội.
Phòng Phòng
Kế Kc
toán hoạch
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNHTÂYHÀ
NỘI