Thứ nhất, các ngành chức năng có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong khâu thẩm định tài sản thế chấp có hợp pháo hay không, trong khâu thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng “một cách tốt hơn nữa.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng cường củng cố hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ về môi trường pháp lí nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thứ ba, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các cá nhân và doanh nghiệp cụ thể :
Chính sách thuế :
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế VAT đầu vào, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất...
Chính sách công nghệ
Trong thời đại bùng nổ về khoa học công nghệ đã đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp là phải không ngừng tiếp cận và nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh tốt. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ công nghệ và vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có được dây truyền công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng vốn và quy mô của họ.
về chính sách đất đai
Các cơ quan chức năng cần cải cách cơ chế thủ tục hành chính về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhanh chóng, kịp thời nhưng hợp lí . Bên cạnh đó nhà nước nên giao quyền quyết định việc giao đất, cấp đất, cho thuê đất cho chính quyền địa phương sở tại thực hiện và có chính sách thuế đất bình
Do vậy để giúp chi nhánh tránh được những rủi ro này thì Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý: quản lí chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập, kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, lĩnh vực ngành ngề kinh doanh đặc biệt là đạo đức của chủ doanh nghiệp ....trước khi cấp phép thành lập doanh nghiệp.