- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là
2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xâydựng nông thônmớ
Quá trình xây dựng CNXH cũng là quá trình không ngừng nâng cao đời sống của người nông dân. Mục tiêu đó của cách mạng được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh cho rằng chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Người muốn nhắc nhở rằng tất cả những việc làm của Đảng và Chính phủ đều hướng đến việc cải thiện đời sống cho nhân dân, làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước có trở thành hiện thực hay không lại do chính nhân dân quyết định. Việc cải thiện đời sống nhân dân cũng phải do nhân dân giúp mình là chính. Quan điểm tự lực cánh sinh tiếp tục phát huy không chỉ trong thời chiến mà cả thời bình cũng vậy. Để từ đó không chỉ đời sống nhân dân mà cả CNXH cũng được nâng cao. Là vấn đề nan giải nên nó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân cùng chung tay xây dựng vun đắp.
Để phát huy hết được sức mạnh trong quá trình xây dựng CNXH Hồ Chí Minh chỉ rõ cán bộ có vai trò lãnh đạo và tổ chức nông dân, cán bộ phải trước lo trước nỗi lo của dân, vui sau niềm vui của dân, chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành, bám sát thực tiễn.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng vấn đề phát triển nông nghiêp toàn diện. Sau ngày giành được Độc lập (1945) , Người đã viết : “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta là lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước giầu. Nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh”. Người khẳng định việc phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc. Người cũng căn dặn phải sản xuất nông nghiệp toàn diện, trong đó lúa gạo là chính, hoa màu, trồng trọt, chăn nuôi phải luôn song hành nhau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong việc xây dựng khối liên minh công – nông – trí, xây dựng kết cấu kinh tế - kĩ thuật nông thôn. Quan hệ công nhân, nông dân và trí thức là yếu tố nội tại trong kết cấu xã hội, giai cấp của CNXH. Vận dụng hợp lý mô hình 3 trong 1 (công – nông – trí) để phát triển toàn diện, giữa người lao động chân tay với lao động trí óc, từng bước giải phóng sức lao động của con người, giúp nông dân có thể tiếp xúc với nền nông nghiệp tiên tiến của nhân loại, cùng đoàn kết lại để tạo thành động lực phát triển của tiến bộ xã hội.
Trong tư tưởng của Người cũng rất chú trọng về chăm lo lợi ích, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ cho nhân dân. Do ở thời kì trước, nông dân chiếm đến 90% dân số ở nước ta, là lực luơng đông đảo nhất và là động lực của cách mạng. Thấy được vị trí quan trọng của tầng lớp này, Người đã rất chăm lo đến đời sống và lợi ích của nhân dân. Thời gian đầu giành độc lập, Người cũng đã ban hành nhiều Sắc lệnh để xóa nợ, giảm tô giảm tức cho nhân dân, khuyến khích nông dân phát triển, triển khai thực hiện xóa giặc đói, giặc dốt trong nhân dân và nhiệm vụ ấy được đặt ngang hàng với các nhiệm vụ cách mạng lúc bấy giờ. Khi phóng vấn báo chí nước ngoài vào đầu năm 1946, Bác Hồ đã được trình bày ham muốn của mình một cách giản dị: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".