Chủ trương của Trung ương Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 28 - 31)

- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là

2.1.4. Chủ trương của Trung ương Đảng

Là một nước nông nghiệp, có tới 70% dân cư sinh sống tại các vùng nông thôn, vì vậy việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển nông thôn là hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn, nhận thức của Đảng và Nhà nước là xác định vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn chiếm một vị trí chiến lược quan trọng, là cơ sở để phát triển mọi mặt trong đời sống hiện nay,phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân là việc làm của cả hệ thống chính trị.

Nắm được các tư tưởng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006), Đảng ta đã xác định để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì cần phải : “Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường…khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc” [8]

Trước những thay đổi của Hội nghị lần thứ 7 (8/2008) của ban chấp hànhTrung ương khóa X, sau hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta có bước phát triển khá toàn diện… Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta còn kém phát triển, tốc độ tăng trưởng thấp, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém, môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân còn chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn cao. [11,tr.270]

Chính vì vây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Đảng ta nhận định : Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch căn bản. Phải phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những mục tiêu cần đạt được đến năm 2020,TW Đảng đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp, quyết định ra Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó bao gồm một số nội dung cơ bản của nghị quyết như sau:

Quan điểm: Một là nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Ba là phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Bốn là giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. [10]

Mục tiêu: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất có chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng nông

thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới là: Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, nhất là với các vùng khó khăn.

Thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới Đảng, Chính phủ đã ban hành các văn bản Nghị quyết có liên quan để đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào thực hiện trong đời sống nhân dân.

Căn cứ vào Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp nông dân và nông thôn.

Căn cứ Thông báo số 238/TB-TW ngày 7/4/2009 của Ban chấp hành Trung ương về kết luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí [BTC]. Theo đó, Trung ương Đảng cũng đưa ra bộ tiêu chí làm chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng để phù hợp với tình hình địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng.

Ngày 20/2/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg, bao gồm tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí thứ 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế.

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020,

bao gồm nhiều nội dung như xác định mục tiêu, thời gian, phạm vi thực hiện, nội dung và giải pháp.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn diện, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một lần nữa Đảng ta xác định phải gắn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w