Văn phòng điều phối NTM tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 59 - 63)

- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là

4. Đề xuất, kiến nghị

4.2.4. Văn phòng điều phối NTM tỉnh

- Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2016. Đề án xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020; xây dựng Chương trình công tác của BCĐ tỉnh năm 2016, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các xã đăng kí đạt chuẩn NTM năm 2016, để các sở, ngành, địa phương chủ động bố trí nguồn lực và chỉ đạo hướng dẫn các xã thực hiện.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu với UBND tỉnh phân bổ lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ theo đúng quy định của Chính phủ và cơ chế đặc thù của tỉnh.

- Trình phương án phân bổ xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn năm 2016 cho các đơn vị, huyện, thành phố, thị xã theo quy định của UBND tỉnh tại Công văn số 3679/UBND-KTN ngày 18/12/2015.

Tiểu kết chương 3

Với những quan điểm, chủ trương đúng đắn và mục tiêu cụ thể cùng sự chỉ đạo, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, phát huy được nội lực trong nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Những kết quả đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của đường lối Đảng, của các sở, ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia đóng góp của nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh những thành tựt đạt được, trong quá trình thực hiện chương trình, tỉnh ta còn gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cần có cái nhìn thẳng thắn vào những hạn chế tồn tại trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chương trình. Đồng thời, trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2015, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để trong thời gian tới sẽ khắc phục được những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, đồng thời đề ra các kiến nghị, đề xuất trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên, để Thái Nguyên nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, xứng đáng với danh hiệu mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng khi thực hiện chương trình.

KẾT LUẬN

Xây dựng nông thôn mới là một công trình lớn của Quốc gia, đồng thời cũng là công trình do nhân dân làm chủ. Xây dựng nông thôn mới là việc làm thay đổi tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn , thay đổi cơ sở vật

chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Nhưng do hiện nay, mức thu nhập của người dân trong tỉnh so với cả nước còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác xây dựng mà cần có sự phối hợp với cấp trên, đặc biệt là nguồn ngân sách từ Đảng, Chính phủ.

Qua quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, có thể thấy được sự vận dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới, các quan điểm của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong việc chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình. Đồng thời, qua đây cũng thấy được những thành tựu đã đạt được của Chương trình xây dựng nông thôn mới, những hạn chế còn tồn tại, những bài học kinh nghiệm và đề xuất để trong giai đoạn mới, nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng và bộ mặt nông thôn Việt Nam nói chung sẽ thay đổi toàn diện, theo hướng HĐH, CNH.

Những kết quả mà nhân dân Thái Nguyên đã đạt được trong giai đoạn 2008 -2015 về xây dựng nông thôn mới cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, những nỗ lực đó đã được BCĐ Trung ương ghi nhận, biểu dương và xếp Thái Nguyên đứng thứ 2 trong các tỉnh khu vực Bắc bộ. Trong suốt quá trình đó, Đảng bộ tỉnh và nhân dân Thái Nguyên đã luôn quán triệt và đảm bảo đưa các chủ trương đường lối của Đảng đi vào thực tế cuộc sống. Để đạt được kết quả cao hơn nữa, bên cạnh khắc phục những hạn chế khó khăn trong tỉnh, điều quan trọng hơn cả chính là việc cùng chung tay góp sức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân đoàn kết thực hiện chương trình, nhằm sớm đạt được mục tiêu đưa Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh, văn minh và đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w