- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là
2.3. Quá trình thực hiện xâydựng nông thônmới tại tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với nhân dân trong cả nước hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng chung tay góp sức, nhanh chóng xây dựng nông thôn mới nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn, đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm 2008 – 2015 đã triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, chương trình xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí với 5 nhóm, gồm:
Nhóm 1: Quy hoạch
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Với sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn ngành xây dựng, Ban quản lý Chương trình Xây dựng nông thôn mới ở các xã đã rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xây dựng quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình Xây dựng nông thôn mới của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với nội dung về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa đẹp.
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo, hoàn thiện quy chế quản lý, cắm mốc chỉ giới quy hoạch các công trình hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch được phê duyệt như : giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xóm, xã, trường học, trạm y tế,…Đến nay, 64/143 xã đã cắm mốc chỉ giới quy hoạch (đạt 45%) ; 66/143 xã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt (đạt 46%).
Chỉ đạo các xã rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (100% số xã có đề án được phê duyệt), để làm cơ sở xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 tại từng địa
phương phù hợp với quy hoạch của cấp trên và các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp trên đã đề ra.
Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội
Tiêu chí 2: Giao thông
Trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nội dung của tiêu chí với mục tiêu cụ thể của từng nội dung. Trong đó cần hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn các xã theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT: đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỉ lệ 100%; đường trục chính của xóm được cứng hóa đạt tỉ lệ quy định của vùng (đường trục chính do xã xác định, được cấp có thẩm quyền phê duyệt), khoảng hơn 50%; đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỉ lệ 100%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tỉ lệ quy định của vùng (khoảng hơn 50%).
Có thể thấy, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên vừa đảm bảo nội dung tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia, vừa phù hợp với điều kiện vùng. Từ nguồn vốn Trung ương phân bổ (Trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng ưu đãi; các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu,…), hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (kinh phí, xi măng), lồng ghép với ngân sách địa phương, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân. Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã thu được kết quả tốt. Tính đến năm 2015 đã xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 465 km đường giao thông nông thôn, trong đó xây dựng mới 285 km, cải tạo, nâng cấp 180km
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Dưới sự quan tâm của các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, đã tạo điều kiện hỗ trợ nên hệ thống thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua được chú trọn g xây dựng. Hệ thống thủy lợi cơ bản được đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tỉ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa là 72,4 km.
Trên toàn tỉnh, việc xây dựng, nâng cấp các nhà trạm bơm được chú ý quan tâm. Tính đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có 86/143 xã đạt tiêu chí thủy lợi, chiếm 60% , vượt mức chỉ tiêu đã đề ra trong Bộ tiêu chí Nông thôn mới Quốc gia và Bộ tiêu chí nông thôn
của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, bên cạnh đó, các cấp chính quyền tại các xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy trong thời gian tới, tiếp tục nâng cấp, sửa chữa và xây mới nhiều công trình thủy lợi, đảm bảo hoạt động tưới tiêu trên địa bàn từng xã.
Tiêu chí 4: Điện
Hệ thống điện nông thôn dưới sự quản lý của địa phương, do công ty Điện lực của các huyện thị, thành phố quản lý, hệ thống điện thường xuyên được nâng cấp, bào trì, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của Bộ Công thương, các hộ được đảm bảo sử dụng điện thường xuyên, an toàn . Theo đó, trong năm 2015 đã xây dựng được thêm 34 trạm điện, 159 km đường điện, đảm bảo 132/143 xã đạt tiêu chí điện nông thôn, tỷ lệ đạt 92% .
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp : mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trong trường học tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để trẻ được đến trường, học tập, đặc biệt là đẩy lùi tình trang quá tải số học sinh tại các cấp, nhất là mầm non và tiểu học. Đảng bộ tỉnh phối hợp với Phòng giáo dục thành phố, huyện thị cùng một số ngành liên quan xây dựng thêm 54 trường học trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nhu cầu học tập của con em các địa phương. Tính đến tháng 12/2015, có 117/143 xã đạt tiêu chí trường học, đạt 82%.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Trong tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nội dung chi tiết, phù hợp với điều kiện của tình nhà. Theo đó, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên chỉ ra phương hướng xây dựng cơ sở vật chất văn hóa theo 2 giai đoạn: 1- Đến trước năm 2015, có quy hoạch nhà văn hóa và khu thể thao xã dạt chuẩn theo quy định; Có nhà văn hóa xã hoặc hội trường đa năng đảm bảo cho các hoạt động văn hóa; 100% xóm hoặc liên xóm có quy hoạch nhà văn hóa và khu thể thao xóm theo quy định; Có nhà văn hóa xóm hoặc liên xóm đảm bảo cho các hoạt động văn hóa. 2- Đến năm 2020, nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch; Tỉ lệ
thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đạt 100%.
Căn cứ vào Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã. Căn cứ vào Quyết định số 2034/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt thiết kế mẫu điển hình Nhà văn hóa thôn (xóm), xã theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thiết kế mẫu nhà văn hóa xã hoặc thôn (xóm) phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng của địa phương. Kết quả là trong năm 2015, dưới sự chỉ đạo của các cấp, chính quyền đã có 23 trụ sở xã được xây dựng; 22 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 300 nhà văn hóa và khu thể thao xóm cũng đã được xây dựng, phát huy giá trị trung tâm giao lưu của cộng đồng dân cư trong xã nói chung và các thôn xóm nói riêng, đảm bảo cho 65/143 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Tiêu chí 7: Chợ
Đối với tỉnh Thái Nguyên, việc xây dựng chợ nông thôn là điều cần thiết và đúng đắn, do tỉnh Thái Nguyên có Trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, Thị xã Phổ Yên cùng các huyện như Phú Bình, Đại Từ…tập trung khá đông dân cư sinh sốn, nhu cầu lớn nên xây dựng chợ làm cho việc trao đổi buôn bán va giao lưu giữa các vùng trở nên thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển và phục vụ đầy đủ nhu cầu cho nhân dân.
Nắm được quan điểm và vị trí của xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào quy định của Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành quy địnhvề chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Thực hiện Nghị quyết số 70/2015/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2015 – 2020. Bên cạnh chính sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã kêu gọi, khuyến khích nhà đầu tư (gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) cùng xây dựng kết cấu hạ tầng chợ nông thôn (xây mới, cải tạo, nâng cấp) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả là, năm
2015, tỉnh ta đã xây mới được 3 chợ, nâng số xã đạt chuẩn về tiêu chí nông thôn lên 105 xã, đạt 73%.
Tiêu chí 8: Bưu điện
Theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, đã chỉ rõ nội dung của tiêu chí bưu điện là có điểm phục vụ bưu chính viễn thông cho nhân dân, có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet. Đây là tiêu chí duy nhất mà chỉ tiêu cũng như mục tiêu đề ra đạt được ngay từ khi thực hiện chương trình tại các xã nói riêng và khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói chung đạt được.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Với nội dung hai không trong xây dựng nhà ở dân cư là không nhà tạm, không nhà dột nát; Tỷ lệ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng là trên 75%. Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo, cũng như thu nhập của người dân tại một số xã còn chưa được đảm bảo nên chỉ hoàn thành nội dung hai không: không nhà tạm, không nhà dột nát, còn tỉ lệ nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng chỉ đạt được 61%, tương đương với 87 xã hoàn thành.
Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015,các xã nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đang tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những khó khắn của nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, được sự quan tâm từ Trung ương cùng sự phối hợp chặt chẽ của các Sở ban ngành chuyên môn tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo tổ chức thực hiện cơ bản các chỉ tiêu KT – XH và dạt được những kết quả nhất định, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới.
Tiêu chí 10: Thu nhập
Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 17,4 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 GDP bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm , tăng gấp gần 2,6 lần so với năm 2010. Kết quả đạt được nói trên đã vượt xa chỉ tiêu trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà Bộ tiêu chí xâydựng nông thôn của tỉnh đề ra là 20 triệu đồng/người/năm và 18 triệu đồng/người/năm đối với các xã đặc biệt khó khăn. Để đạt được và tiếp tục nâng cao tiêu
chí thu nhập cho người dân, Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ Đề án "phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án
2037) và một số đề án, dự án. Đề xuất đề án xây dựng các hợp tác xã kiểu mới và các mô
hình tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (nghiên cứu mô hình HTX chăn nuôi Quý Hiền - Lào Cai).
Tiếp tục phát triển chính sách hỗ trợ việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế,hỗ trợ 4000 tấn xi măng, 4.580 triệu đồng cho 24 mô hình phát triển sản xuất tập trung, có hiệu quả kinh tế. Triển khai Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Văn phòng điều phối NTM Trung ương, với quy mô 45 con và 43 hộ tham gia.
Một số địa phương đã xây dựng dự án liên kết vùng, liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp; các mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng. Đồng thời khần trương hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, Đảng bộ Thái Nguyên cũng đang hoàn thiện kế hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10-11,0%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 80,0-81 triệu đồng, tương đương 3.100 USD.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Để đạt được chỉ tiêu đề ra trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên về tiêu chí hộ nghèo đạt dưới 10%, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành ở các địa phương thực hiện các chính sách về giảm nghèo, hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo, hỗ trợ bảo hiểm, học phí...cho con em hộ nghèo. Cùng với những cơ chế, chính sách ưu tiên của nhà nước, các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện cho vay vốn phát triển sản xuất nên tỉ lệ hộ nghèo ở các địa phương giảm, có dấu hiệu của sự bền vững qua các năm.
Kết quả là, so với năm 2011 số xã đạt được tiêu chí Hộ nghèo tăng từ 14 xã (năm 2011) lên 87 xã (năm 2015), đạt tỉ lệ 61%, giúp cho các xã thoát khỏi tình trạng nghèo, cận nghèo, từng bước hoàn thành chương trình Xóa đói giảm nghèo trên toàn tỉnh.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Đến năm 2011, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chỉ đạt 2/143 xã, chỉ chiếm 1,4%. Nhưng đến năm 2015, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng lên là 138/143 xã, đạt tỉ lệ 97%, hoàn thành chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Có tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả 03 năm liên tục là hai nội dung chính của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, dựa trên tình hình của địa phương, trên cơ sở của Bộ tiêu chí Quốc gia về xâydụng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả như HTX Chiến Công, HTX Thương mại và dịch vụ Phúc Lợi, HTX chè Tân Cương... Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 359 HTX, gần 7000 tổ hợp tác với trên 200 nghìn thành viên và người lao động, những HTX hoạt động có hiệu quả đã đảm bảo thu nhập cho xã viên và nhân dân.
Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất đạt 120/143 xã, đạt tỉ lệ 84%.[30]
Nhóm 4: Văn hóa – xã hội – môi trường
Tiêu chí 14: Giáo dục
Công tác giáo dục được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo; tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua trong nhà trường, chất lượng giáo dục từng