CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 51 - 55)

- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh năm 2007 dự ước là

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Thành tựu

3.1. Thành tựu

Qua 8 năm quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới trên địa bản toàn tỉnh Thái Nguyên. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh với phương châm không chờ đợi, địa phương nào có điều kiện thì về đích sớm; cấp huyện, xã trong tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, có cách làm sáng tạo, huy động, phát huy tối đa nguồn lực cho Chương trình, người dân tự giác, nhiệt tình hưởng ứng góp công sức, tiền, vật tư và thực sự đã đạt được nhiều thành quả rất đáng khích lệ.

Một là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tạo được sự đồng lòng trong toàn tỉnh nói chung và nhân dân trong xã nói riêng, từ cán bộ, Đảng viên đến nhân dân trong công tác xây dựng nông thôn mới, góp phần giúp cho toàn dân có nhận thức đầy đủ về xây dựng nông thôn mới.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 7 khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến các chủ trương, chính sách với các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, tuyên truyền về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn, đồng thời là vai trò của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến cán bộ, hội viên và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm tại các địa phương, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các câu lạc bộ của địa phương... Nhằm tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn các xã hiểu rõ mục đích, vai trò và cách làm nông thôn trong giai đoạn này.

Nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến toàn thể nhân dân trong tỉnh, người dân đã rất nhiệt tình hưởng ứng, cùng làm nông thôn với Đảng, với chính quyền. Từ đó, từng bước củng cố khối đại đoàn kết toàn

dân tộc, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo sự ủng hộ và tin tưởng của toàn dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Với các chương trình hành động như phong trào “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Diện mạo mới, sức sống mới trong xây dựng nông thôn mới”...đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, nhất là nông dân tại các xã còn gặp nhiều khó khăn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người (GRDP) của tỉnh Thái Nguyên 17,4 triệu đồng/người/năm tăng lên 45 triệu đồng/người/năm (năm 2015). Tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển biến tích cực từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại, thu hút nhiều các dự án lớn của cả trong nước và quốc tế, đảm bảo cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự xuất hiện của các trung tâm thương mại lớn trong tỉnh, hứa hẹn thúc đẩy những ngành mũi nhọn như dịch vụ - thương mại, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã huy động được cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trên địa bản tỉnh vào cuộc và tham gia vào xây dựng nông thôn mới.

Trong thời gian qua BCĐ và các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến các xã đã chủ động tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các nội dung, mục tiêu, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với Chi cục nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng một số các sở ban ngành khác nghiên cứu, đưa ra các đánh giá chính xác về thực trạng nông thôn trong giai đoạn này để có cái nhìn tổng quan về tình hình nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh ; tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch đề án xây dựng nông thôn. Đồng thời, chuẩn bị đẩy tư về tài liệu, vật liệu cho chương trình tại các huyện, các xã.

Thực hiện lồng ghép giữa các buổi học tập, huấn luyện đi sát với thực tế, có hỗ trợ cho nhân dân trong công tác học tập các phương pháp và ứng dụng khoa học mới trong xây dựng chương trình nông thôn mới.

Ba là, dưới sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chương trinh XDNTM đã có nhiều tích cực đến đời sống – văn hóa của nhân dân.

Với các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu trao đổi giữa vùng Trung du miền núi với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng phía Bắc, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã phát huy những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn để trở thành điểm sáng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được đánh giá là tỉnh đứng thứ 2 trong các tỉnh phía Bắc có nhiều thành tích mới trong việc làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Chủ trương xây dựng nông thôn mới đã tác động dến bộ mặt nông thôn tại các xã trên đìa bàn tỉnh, đó là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi. Đến nay, tại các xã điểm đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển là hết sức thuận lợi. Việc chỉnh trang, xây dựng và giữ vệ sinh chung cho môi trường nông thôn cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của cán bộ và nhân dân địa phương.

Với các công trình hạ tầng khác như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cũng được triển khai xây dựng, cải tạo và nâng cấp các sơ sở cũ, không đảm bảo bằng các công trình mới tạo điều kiện cho trẻ em tại các xã đều được đến trường, nhân dân được tham gia khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, và toàn thể nhân dân có không gian sinh hoạt chung tại các nhà văn hóa thôn (xóm), xã nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Bốn là, chủ trương xây dựng nông thôn mới đã phát huy vai trò của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xã, đờng thời tăng cường sự tham gia giám sát của người dân trong xây dựng nông thôn mới, theo nguyên tắc dân bàn, dân làm, dân kiểm tra từ đó tạo nên khối đoàn kết rộng rãi.

Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của chính Đảng vô sản là Đảng Cộng sản Việt Nam, định hướng phát triển đất nước theo con đường CNXH. Với người dân, họ có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển nông thôn. Sự phát triển của mỗi cá nhân có tác động to lớn đối với sự phát triển chung của cả cộng đồng. Vì vậy, cần nâng cao ý thức và phát huy tính độc lập, tự chủ cho nhân dân.

Nguyên tắc dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã chứng tỏ tính dân chủ và tính Đảng trong chương trình này. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải biết “lấy dân làm gốc”, dân là người chèo thuyền nhưng cũng có thể là người lật thuyền, vì vậy cần nâng cao tính dân chủ trong nhân dân, thay đổi tư duy của nhân dân theo hướng tích cực, tạo nên tính bền vững của mô hình nông thôn mới tại các xã nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

3.2. Hạn chế

Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt là trong công tác chỉ đạo điều hành tại các địa phương là chưa đồng đều. Việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương chạy theo thành tích nên có biểu hiện huy động quá sức dân, hoặc nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng trả, hoặc khi đánh giá chất lượng tiêu chí còn chưa chặt chẽ.

Xây dựng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro,việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn chậm; chưa phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; dịch vụ, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dạng, quy mô nhỏ, ngành hàng phân tán, sử dụng nhiều công lao động, hiệu quả đầu tư thấp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm.

Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chấp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn, vốn ngân sách hạn hẹp, v, v, ... nên việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn (do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ của lực lượng lao

động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư).

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp, trình độ năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện.

Tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải do sinh hoạt của con người, chất thải chăn nuôi không được ngăn chặn và xử lý; hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước chưa đồng bộ và đầu tư đúng mức.

Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, nhất là những khiếu kiện về đất đai; thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn.

Một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành khá đồng bộ, kịp thời, hợp lòng dân nhưng lại chậm được triển khai thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị.Trong quá trình thực hiện thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, điều hành tại một số ngành, địa phương chưa đồng bộ, chưa có giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế; phong trào xây dựng NTM ở các địa phương chưa đều.

Nguồn vốn của Trung ương 15.000 tỷ theo kết luận của Thủ Tướng Chính phủ chưa được cấp; ứng dụng khoa học cộng nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, chưa tạo ra năng suất cao; sản phẩm nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 2008 2015 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w