1. Đặc điểm cổ phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu
1.2.2. Các nhân tố ngoại sinh
a. GDP
Thị trường chứng khoán phản ánh rõ ràng sức khỏe của nền kinh tế. Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, GDP là một chỉ số để các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển của một quốc gia và thực hiện các thương vụ đầu tư.
Nghiên cứu về vấn đề này có Bekhet & Mugableh (2012) tại Malysia sử dụng mô hình ARDL chứng minh giá chứng khoán nước này có tác dộng cùng chiều với GDP trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn lại tác động ngược lại trong giai đoạn 1977- 2011. Nguyên nhân là do phát triển kinh tế khiến việc làm ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm đi khiến thu nhập người dân gia tăng. Lúc này nhu cầu mua sắm tiêu dùng cũng
như đầu tư sinh lời cũng tăng lên rất nhiều. Làn sóng tham gia thị trường chứng khoán
gia tăng đẩy giá cổ phiếu tăng lên, tuy nhiên việc này cần một khoảng thời gian đủ lớn để phản ứng giá.
b. Lạm phát
Khi lạm phát tăng thêm chứng tỏ sự không bền vững của tăng trưởng nền kinh tế. Việc tăng giá không kiểm soát dẫn tới bong bóng chứng khoán, bất động sản, nhà ở,..
bùng nổ khiến nhiều doanh nghiệp không chống đỡ nổi dẫn đến việc giá chứng khoán
giảm mạnh. Tuy nhiên mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lạm phát có thể thay đổi bởi vì nó phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu là dài hạn hay ngắn hạn.
Mối quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu cho nhiều kết quả khác nhau ở từng nghiên
cứu. Nếu như Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) chỉ ra rằng
mối quan hệ này là tương quan dương trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì Mukkharjee và Naka (1995) khi nghiên cứu tại thị trường Nhật Bản lại tìm ra tỉ lệ nghịch giữa lạm phát và giá cổ phiếu. Không cho rằng hai nhân tố này có ảnh hưởng tới nhau là kết quả của Gjerde và Saetterm (1999)
2. Đặc điểm cổ phiếu ngân hàng và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng