Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu NH trên thị trường chứng khoán việt nam 2010 2020 778 (Trang 29 - 32)

1. Đặc điểm cổ phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu

2.2Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngân hàng

Ngoài các nhân tố giống như các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường kể trên. Các nhân tố ảnh hưởng mật thiết tới giá cổ phiếu Ngân hàng phải kể tới:

a. Thời gian hoạt động của Ngân hàng:

Sau khi nghiên cứu 10930 doanh nghiệp từ năm 1978 and 2004 Loderer, Neusser và Waelchli thấy rằng tuổi đời công ty càng cao thì hiệu quả công việc càng thấp bởi lối tổ chức cứng nhắc, không linh hoạt với thị trường dẫn tới chi phí cao hơn, doanh thu thấp hơn khiến giá cổ phiếu giảm. Sorensen, B. Và Stuart, E cũng giải thích rằng lối mòn tổ chức hoạt động trong các doanh nghiệp cũ làm cho họ không hoạt động linh hoạt và không thể biến đổi để thích ứng những thay đổi trong thị trường, kết quả là mất đi thị phần vào tay những công ty trẻ hơn. Vì vậy, các “cá mập” thường đầu tư vào những doanh nghiệp trẻ. Điều này có thể thấy được khi các ngân hàng lâu đời trên 30 năm như Vietcombank, BIDV, Agribank,- Vietinbank đang dần mất thị phần từ tay các ngân hàng tư nhân như Techcombank. Cụ thể Techcombank đang dẫn đầu ngành về thẻ Visa, bán bảo hiểm qua ngân hàng và thị phần môi giới trái phiếu. Ngược lại với quan điểm trên, nghiên cứu của Liargovas,p, và Skandalis chỉ ra những

công ty lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ hơn, do đó lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập. Áp dụng vào các ngân hàng TMCP, cổ phiếu của các ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ có kinh nghiệm hơn,

vốn điều lệ dồi dào, do đó hiệu quả hoạt động đạt được sẽ cao hơn các ngân hàng khác từ đó thu hút nhà đầu tư.

b. Quy mô ngân hàng (Size)

Size cũng là một yếu tố được các học giả chỉ ra rằng có tác động tới giá của cổ phiếu.

Các ngân hàng lớn thường cung cấp cơ hội dịch vụ ngân hàng tốt hơn cho khách hàng

hơn những ngân hàng nhỏ. Quy mô lớn cũng tạo nên ưu thế hơn trên thị trường cạnh tranh. Thực tế cho thấy cổ phiếu của các ngân hàng lớn được giao dịch tích cực trên thị trường chứng khoán, bởi vì những cổ phiếu này cung cấp tính thanh khoản cao hơn đối với các nhà đầu tư. Do đó, cổ phiếu của các ngân hàng lớn trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, một sự gia tăng trong sức mua cổ phiếu dẫn đến tăng giá thị trường của nó. Chandra (1981) chỉ ra rằng quy mô có ý nghĩa tác động tích cực đến giá thị trường của cổ phiếu. Naveed và Ramzan (2013) chỉ ra rằng quy mô có mối quan hệ cùng chiều với giá trị thị trường của cổ phiếu

Ngoài ra, Lê Đồng Duy Trung (2020) cho rằng tăng trưởng tín dụng đóng vai trò to lớn đến lợi nhuận của NHTM, vì thế việc tăng trưởng quy mô tài sản thông qua tăng trưởng tín dụng có ý nghĩa thống kê cao ( ở mức 1%)

c. Hệ số giá trên thu nhập

Các yếu tố quyết định đến giá cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman được Almumani nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2011. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng P/E và giá cổ phiếu ngân hàng Jordan có mối quan hệ cùng

chiều.

d. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu được đo bằng tổng nợ xấu trên tổng dư nợ, nó phản ánh chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay. Việc xem xét tỷ lệ nợ xấu là biện pháp để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ nợ xấu càng cao có nghĩa là tổng nợ xấu càng cao, đây là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay, nó tác động trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của tổ chức cho vay. Mặt khác, tổng nợ xấu bắt buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng sẽ giảm sút. Theo lí thuyết, lợi nhuận sau thuế cao cũng là một chỉ tiêu để nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết về tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu. Điều

này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thùy Dung (2015) chứng minh rằng khi nợ xấu càng cao thì giá cổ phiếu của các NHTM càng giảm, thể hiện mối quan hệ

ngược chiều với hệ số hồi quy là -0.051, bằng chứng là ngân hàng TMCP Quốc Dân trong giai đoạn 2010- 2014 có tỉ lệ nợ xấu trung bình là 3.88% (cao nhất trong 7 ngân

hàng) dẫn tới giá cổ phiếu trung bình chỉ ở mức thấp nhất 7.690 đồng. Tuy nhiên Wijayanti (2010) và Sumarningsih (2014) lại cho rằng tỉ lệ nợ xấu không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

e. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của Ngân hàng, được đo bằng Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro. Hiện nay thông tư 13/2010/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Ngân hàng trung ương quy định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

để bảo vệ người gửi tiền, người cho vay và qua đó giúp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Tỉ lệ CAR theo quy định giúp cho người gửi tiền yên tâm hơn khi gửi tiền tại Ngân hàng, qua đó ngân hàng sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của khách hàng từ đó tăng độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng. Từ đây, khách hàng sẽ trung thành với NHTM có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao giúp ngân hàng nâng cao lợi

nhuận. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cổ phiếu của Ngân hàng có tiềm năng tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của M.Noor (2018) lại chỉ ra rằng CAR có mối tương quan nghịch với giá cổ phiếu ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2011 - 2016. Điều này đồng quan điểm với Vũ Thị Thùy Dung khi tác giả giải thích rằng “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao có nghĩa là vốn tự có của ngân hàng cao hơn nhiều so với tổng tài sản có rủi ro. Mà nguồn tài sản có rủi ro là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, khi đó nguồn thu này sẽ bị giảm xuống. Điều này gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng tác động lên quyết định đầu tư của cổ phiếu ngân hàng đó”. Tuy vậy, khi kiểm định mô hình nhân tố CAR lại không có ý nghĩa thống kê. Vì thế tác giả quyết định

Năm Tỷ lệ nợ xấu Hành động của NHNN 2010 2.52%

2011 3.3% • Đề án số “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định 254/QĐ - TTG

• Chính sách tiền tệ thắt chặt

• Các NHTM bắt buộc xếp loại theo

- Nhóm 1: Tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; -

Nhóm 2: Tài chính lành mạnh, nhưng quy

mô nhỏ

- Nhóm 3: Là nhóm buộc phải cơ cấu vì không đáp ứng đủ điều kiện tài chính 2012 Thiếu minh bạch

trong việc ghi nhận nợ xấu của các TCTD

2013 “ Tháng 4/2013: 4.67%

NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT - NHNN, quy định phân loại nợ và trích lập

đưa nhân tố CAR vào trong mô hình của mình để kiểm định lại với kì vọng mối tương

quan dương đến giá cổ phiếu ngân hàng.

28

CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG

1. Thực trạng ngành Ngân hàng và giá cổ phiếu ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2020.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu NH trên thị trường chứng khoán việt nam 2010 2020 778 (Trang 29 - 32)