Thực trạng giá cổ phiếu ngành Ngân hàng 2010-2020

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu NH trên thị trường chứng khoán việt nam 2010 2020 778 (Trang 36 - 40)

1. Đặc điểm cổ phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu

1.2 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Ngân hàng 2010-2020

Tính đến cuối năm 2014, trên sàn chứng khoán Việt Nam có 8 cổ phiếu Ngân hàng được niêm yết đó là BID, CTG, VCB, EIB, MBB, NVB, SHB VÀ STB.

∣io'.√ ‰ii ■ ∙1M1√r Ui√ ∙- i⅛√∙^∙ ∙ r-√.'..' ∣⅛⅛i√*.∙ '■ ∙ ∣N^-∙~t ∙ 1 ∙ ∙ ∣~.J^ ∙ I-—,-∣.√ r ■ ∙∣⅛i ∙ I-;,- ’ Ui.”

Nguồn: MBS tổng hợp

Hình 3.3. Biến động giá nhóm ngành Ngân hàng so với chỉ số VN30 (2014-2015)

- Giai đoạn 2011-2014, giá cổ phiếu ngân hàng sụt giảm do tác động thắt chặt của chính sách tiền tệ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, điều kiện kinh tế khó khăn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu để khiến giá các ngân hàng giảm mạnh. Khi so sánh với biến động giá VN30, nhóm ngân hàng có bước giá giảm mạnh hơn khi thị trường giảm và tăng ít hơn khi thị trường tăng điểm.

Thị trường ghi nhận sự giảm giá đột biến, gần một nửa so với giá cao nhất năm 2010,

cụ thể VCB giá cao nhất năm 2014 là 32.400 trong khi năm 2010 là 51.500. CTG cũng rớt từ vùng đỉnh 34.000 xuống 17.000, riêng MBB dao động biên độ hẹp 10.400

- 16.900 trong vòng 4 năm.

Giá cổ phiếu giảm mặc dù năm 2011, CTG ghi nhận lợi nhuận sau thuế lên đến gần 8.400 tỷ đồng, vượt 83% so với năm trước, đánh bật vị trí đứng thứ nhất của VCB trong vòng 4 năm. Tuy nhiên thông tin này không phản ứng vào giá khi giá cổ phiếu năm 2014 giảm còn 17.400.

Năm 2014 ghi nhận thời điểm lên sàn của cổ phiếu có vốn góp Nhà nước là BID, đứng thứ ba về lợi nhuận sau thuế, đó là lí do cổ phiếu này có thời điểm lên cao nhất là 42.700, tăng 128% so với giá chào sàn.

- Đầu năm 2015, ngành Ngân hàng trải qua sự phục hồi giá mạnh mẽ, chỉ số ngành tăng từ 130 lên 189 điểm, tăng mạnh hơn VN30 theo báo cáo của CTCK MBS. VCB là cổ phiếu có mức giá và đà tăng mạnh nhất, mức giá cao nhất 2015 ghi nhận ở

56.000. Đó là do hệ thống tín dụng bắt đầu cởi mở hơn so với 2014, NHNN tiếp tục đẩy mạnh việc xử lí nợ xấu thông qua VAMC.

- Năm 2016 ghi nhận sự tăng trưởng về chỉ số trong báo cáo tài chính nhưng giá cổ phiếu lại không biến động ổn định như những chỉ số thực tế.

Xét về quy mô và tài sản, BID và CTG không thua kém gì VCB nhưng giá cổ phiếu của hai ngân hàng này luôn có khoảng cách rất xa với VCB chứng tỏ hai ngân hàng này không được giới đầu tư đánh giá cao như VCB. Phiên mở của đầu năm cổ phiếu VCB giao dịch ở mức giá 43.200 và đạt đỉnh tại 57.500.

Trái ngược với các thông tin tăng trưởng của nhóm ngân hàng vốn hóa lớn, MBB là cổ phiếu có ít biến động nhất, cùng với đó là EIB bất chấp thông tin xấu về báo cáo tài chính cũng như mâu thuẫn giữa các cổ đông, cổ phiếu này chỉ giao động từ 10.000

- 11.200. Ngược lại sau khi sáp nhập SoutherBank vào hệ thống, cổ phiếu STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) liên tục đi xuống bởi báo cáo tài chính quá xấu. Ở mức 7.620 đồng/cổ phiếu, STB là cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất 2016.

- Năm 2017 - 2018: Thị trường chứng khoán khép lại năm 2018 với nhiều biến động

bất ngờ ở ngành ngân hàng. VIB đang dẫn đầu tăng giá trên sàn niêm yết khi tăng tới

75% lên mốc 40.500 đồng/cổ phần, tiếp đến là BID tăng 70% lên mốc 43.400 đồng/cổ

phần. Tốc độ tăng giá của 2 cổ phiếu này chỉ trong 1 quý đầu năm 2018 đã đạt tới một nửa tốc độ tăng giá nỗ lực trong vòng cả năm qua.

Tiếp đến là nhóm cổ phiếu có tốc độ tăng giá 40% trong 3 tháng qua, gồm: SHB, VCB, CTG và NVB.

STB và EIB cũng đạt được tốc độ tăng hơn một nửa chỉ trong vòng 3 tháng so với tốc

độ tăng cả năm qua, tương ứng là 21% và 11%.

GIÁ CỎ PHDEU NGÀN HẢNG TRẼN SÀN NDEM YÉT Ol NÁM QVA (30 3/2017-30/3/2018)

Hình 3.4. Giá cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết (30/7/2017-30/3/2018) Nguồn: HSX, HNX

Giải thích cho hiện tượng tăng giá mạnh này là do tính đến 2018 ,các TCTD đã trở nên an toàn hơn cùng môi trường vĩ mô thuận lợi, cơ chế giám sát, quản lý tốt hơn và

tỷ lệ nợ xấu giảm dần. Nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế tác động vào nhu cầu tín dụng, khả năng phục hồi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng đáng kể. 2018 là năm thứ ba liên tiếp ghi nhận lợi nhuận chung của ngành ngân hàng tăng trên 30%, VCB, VIB, OCB, MBB, ACB, TCB đạt tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi sao với năm trước.

Hình 3.5. Tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng 2016 - 2018 (Nguồn: VISecurities)

- Năm 2019 - 2020: Năm 2019 ghi dấu nhiều NHTM đạt lợi nhuận phá vỡ kỉ lục, 18

ngân hàng đạt chuẩn Basel II, chính sách USD/VND ổn định, fintech phát triển mạnh

mẽ điển hình là việc mở hành lang pháp lý cho e-kyc,... khiến cho giá cổ phiếu ngân hàng có những biến động tích cực. Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu khủng từ việc bán bảo hiểm.

Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng

khoán, do vậy việc đua nhau chuyển sàn cũng là một động lực tăng giá cho cổ phiếu. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh Covid 19 khiến cho đầu năm 2020, toàn thị trường có cú sập mạnh, cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ. Cũng trong năm này chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ bởi dòng tiền nhàn rỗi đầu tư vào thị trường chứng khoán tăng kỉ lục với 393659 tài khoản mở mới, lập kỉ lục trong vòng 20 năm trên thị

trường chứng khoán.

Kết luận: Qua diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng 2010- 2020, tác giả nhận định rằng giá cổ phiếu ngành này có mối quan hệ mật thiết với chính sách tiền tệ, tỷ lệ nợ xấu và các nhân tố nội tại trong doanh nghiệp.

2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu NH trên thị trường chứng khoán việt nam 2010 2020 778 (Trang 36 - 40)