2020. Vì không gian nghiên cứu hẹp gồm 10 năm, bên cạnh đó một số ngân hàng mới lên sàn và chuyển sàn trong thời gian gần đây khiến dữ liệu tương đối mất cân bằng. Tác giả cũng chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này có gì khác biệt đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này cũng chưa đánh giá được những tác động của các nhân tố quan trọng khác như mức cung tiền, tỉ giá hối đoái, lãi suất hay tỉ lệ chi trả cổ tức.
Cuối cùng, một hạn chế nữa đó là đề tài chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên của các doanh nghiệp, các báo cáo triển vọng ngành của công ty chứng khoán và các website uy tín nên số liệu thu thập còn hạn chế dẫn tới kết quả mô hình chưa đúng với kì vọng của sinh viên
Những hạn chế nêu trên cũng là cơ sở để các công trình nghiên cứu tiếp theo được đầy đủ và toàn diện hơn, đồng thời khắc phục những thiếu xót của bài viết này.
2. Các khuyến nghị nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngânhàng hàng
Như đã nói ở trên, cổ phiếu ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố mang đặc thù ngành như tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu và bản thân nội tại doanh nghiệp. Sau đây sẽ là một vài giải pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực của các nhân tố đối với giá cổ phiếu ngân hàng.
Đối với các NHTM,
Một là, quản lí tình hình nợ xấu. Tuy nghiên cứu này chưa chỉ ra được mối quan hệ cùng chiều của tỉ lệ nợ xấu đến biến động giá cổ phiếu nhưng thực tế 2010-2015 đã cho thấy tỉ lệ nợ xấu đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong khoảng thời gian khá dài. Các NHTM cần sát sao trong việc quản trị nợ, bởi tăng trưởng tín dụng không có ý nghĩa nếu như tỉ lệ nợ xấu cũng tăng trưởng tương đồng. Danh sách nợ quá hạn
nên được cập nhật hàng ngày, nhắc nhở khách hàng các nhóm 1 và 2 tránh tình trạng để nợ nhảy nhóm ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của tổ chức. Bên cạnh đó các NHTM cũng cần để ý tới chất lượng các khoản vay, đánh giá khách hàng kĩ càng để có thể thu hồi nợ dễ dàng hơn.
Hai là, mở rộng quy mô thông qua nền tảng công nghệ fintech. Trong thời đại công nghệ 4.0, cần tiết giảm chi phí, mở rộng quy mô bằng cách áp dụng công nghệ như e-kyc trên app, các cây Smartbank,... để tiết kiệm sức lao động cho nhân viên. Việc triển khai e-kyc tạo hiệu ứng lan tỏa, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tự hướng dẫn bạn bè và gia đình mình đăng kí tài khoản và thực hiện chức năng huy động vốn mà không cần ra trực tiếp ngân hàng.
Ba là, đảm bảo mức độ an toàn vốn trong suốt quá trình hoạt động, sớm hoàn thiện các chỉ tiêu của Basel II. Để thực hiện điều này các ngân hàng cần nâng cao vốn tự có và duy trì quy mô ngân hàng ở mức phù hợp, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tăng quy mô qua tín dụng.
Đối với NHNN và Chính phủ,
Một là tạo điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả nhất, vì vậy, hệ thống sàn chứng khoán phải đảm bào tính bảo mật và ổn định, tránh tắc nghẽn để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc kì vọng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, đẩy giá cổ phiếu tăng lên rất mạnh. Từ đó mà các doanh nghiệp như ngân hàng có nhiều vốn hơn, thúc đẩy tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
Hai là, NHNN cần linh động trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn hay nghiệp vụ thị trường mở, ổn định nền kinh tế, chống lạm phát, đồng thời quản lí chặt chẽ các NHTM tránh để rủi ro hệ thống xảy ra. Việc kết hợp các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lí sẽ góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại dịch Covid 19 chưa được kiểm soát thành công.
Trên đây là những khuyến nghị nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu thông qua cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng nói riêng và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Các khuyến nghị hướng tới việc tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và tiên tiến nhờ vào hệ thống công nghệ hiện đại và những yếu tố ổn định vĩ mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almumani, M. A (2014), Determinants of equity share prices of the listed banks in Amman stock exchange: Quantitative approach, International Journal of Business and Social Science, 5(1), 91-104.
2. Allen, D.E. & Rachim, V.S. (1996). Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence, Applied Financial Economics, 6 (2), 175-188.
3. Al-Shubiri (2010), Analysis the Determinants of Market Stock Price Movements: An Empirical Study of Jordanian Commercial Banks, International Journal of Business and Management, Vol. 5, No. 10.
4. Baskin, J. (1989), Dividend Policy and the Volatility of Common Stock, Journal of Portfolio Management, 15 (3): 19-25.
5. Bachtiar Asikin*, Mohd Haizam Saudi, Roeshartono Roespinoedji (2020), Influence of Return on Assets (ROA), Return on Equity (ROE), and Earning Per Share (EPS) of Stock Price (Survey on Corporate Advertising, Printing, and the Media listed on the Indonesia stock exchange Period 2015-2019, Solid State Technology, 3 (63).
6. Ball, R.; Brown, P.; Finn, F. and Officer, R. R. (1979), Dividends and the Value of the Firm: Evidence from the Australian Equity Market, Australian Journal of Management, 4 (1): 13-26.
7. Chen, D.-H., Huang, H.-H. L., & Cheng, T. (2009). The Announcement Effect of Cash Dividend Changes on Share Prices: An Empirical Analysis of China, The Chinese Economy , 42(1), 62-85
8. Eita and Joel Hinaunye (2012), Modelling macroeconomic determinants of stock market Prices: EvidencefromNamibia, The Journal of Applied Business Research, 28(5), 871-884.
9. Hakki Ozturk, Tolun A. Karabulut (2018), The Relationship between Earnings-to-Price, Current Ratio, Profit Margin and Return: An Empirical Analysis on Istanbul Stock Exchange, Accounting and Finance Research Vol. 7, No. 1.
10.Humpe, A. & P. Macmilan, Can macroeconomic variables explain long term stock market movements? A comparison of the US & Japan, CDMA Working Paper No.07.
11.Khan, M., and Amanullah (2012), Determinants of Share Prices at Karachi Stock Exchange, International Journal of Business and Management Studies, Vol.4, 1309-8047.
12.Liu & Shrestha (2008). Analysis of the long-term relationship between macro-economic variables and the Chinese stock market using heteroscedastic cointegration. Managerial finance, article publication date: 26 September 2008.
13.Lê Phước Tấn (2016), Các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu niêm yết, tạp chí Tài chính, Vol 638, trang 49- 51.
14.Lê Đồng Duy Trung (2020), Các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Tiếp cận theo mô hình thực nghiệm động, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2020.
15.Malhotra, N., and Tandon, K (2013), Determinants of stock prices: Empirical evidence from NSE 100 companies, International Journal of Research in Management & Technology (IJRMT), 3(3), 86-95.
16.Mahmudul Alam and Salah Uddin (2009), Relationship between interest rate and stockprice: Empiricalevidencefromdeveloped and developing countries, International Journalof Businessand Management, Vol.4, No.3, 43-51.
17.Mehr-un-Nisa và Mohammad Nishat (2012), “The determinants of stock prices in Pakistan”, Asian Economic and Financial Review, 1(4), 276-291.
18.Mohamed et al (2009), “Effects of macroeconomic variables on stock prices in Malaysia: an approach of error correction model”.
19.Nisa and Nishat (2011), The Determinants of Stock Prices in Pakistan, Asian Economic and Financial Review, Vol.1, No.4, (2011), 276-291
20.Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018), Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Tài chính.
21.Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp (2013), Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 6, số 3, trang 86-100.
22.Nguyễn Minh Kiều, Lê Thị Thùy Nhiên (2020), Các yếu tố tác động đến giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, tập 1, số 7, trang 74-76.
23.Trương Đông Lộc (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của cổ phiếu: Các bằng chứng từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (33), trang 72-78.
24.Parkinson, M. (1980), The Extreme Value Method for Estimating the Variance of the Rate of Return, Journal of Business, 53 (1): 61-65.
25.Phan Thị Bích Nguyệt, Phạm Dương Phương Thảo (2013), Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (18), trang 34 - 41.
26.Phùng Tất Hữu, Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-
doi-binh-luan/tac-dong-cua-chinh-sach-co-tuc-len-gia-co-phieu-cua-doanh- nghiep-97519.html, truy cập ngày 30/4/2021.
27.Rashid, A. & Rahman, A.Z. (2008). Dividend policy and stock price volatility: evidence from Bangladesh, Journal of Applied Business and Economics, 8 (4), pp. 71-80.
28.Uddin, Reaz, Zahidur Rahman và Rajib Hossain (2013), “Determinants of stock prices in financial sector companies in Bangladesh: A study on Dhaka Stock Exchange (DSE)”, Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 5(3), 471-480.
29.Wiwi Idawati, Aditio Wahyudi (2015), Effect of Earning Per Shares (EPS) and Return On Assets (ROA) against Share Price on Coal Mining Company Listed in Indonesia Stock Exchange, Journal of Resources Development and Management, Vol 7.
30. https://cafef.vn/, truy cập 28/4/2021
31. https://vietstock.vn/, truy cập ngày 21/4/2021
PHỤ LỤC 1. Xác nhận của đơn vị thực tập 2. Nhận xét và xác nhận C Ve ý thức tố chức kỷ luật: về năng lực, kỹ năng: È ....^Oũ.L..Ị^fltữ....ttứĩ^...^ỉ.M...ịyUẼ..'.... ^l..^ữfL^...^ữ^...íZ^ữ^...cÂ}...fLí\rd...t^p....SxẲ. ...
Hà Nội, ngày,/,ĩ tháng c>5~nam 2021
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Nội dung đã chỉnh sửa của sinh viên Ghi chú (ghi rõ vị trí chỉnh sửa: dòng, mục, trang) Bổ sung cơ sở luận về
việc đưa biến CAR và NPL vào mô hình
- Bổ sung các nghiên cứu trước về
kết quả đưa các biến CAR và NPL vào mô hình
- Trình bày thêm về các tác động của hai biến CAR và NPL đến hoạt động NHTM Mục 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng (trang 26, 27, 28).
2. Dữ liệu gốc chạy mô hình
DATA.xlsx
3. Các mô hình và kiểm định
các mô hình và kiểm định.odt
4. Báo cáo thường niên các NHTMCP niêm yết
Các chỉ số tài chính và dữ liệu liên quan đến hoạt động của Ngân hàng đều được lấy tại website chính thức của ngân hàng đó và website vietstock. Do số lượng ngân hàng và báo cáo quá nhiều, em xin phép được up vài ngân hàng tiêu biểu để minh chứng số liệu này được lọc ra từ báo cáo là thật.
62
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Vũ Diệu Linh 2. Mã sinh viên: 20A4011074
3. Lớp: K20CLCE Ngành: Tài chính doanh nghiệp
4. Tên đề tài: Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5. Các nội dung đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng:
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2021 Giáo viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên) Tô Kim Ngọc Sinh viên (Ký ghi rõ họ tên) Linh Vũ Diệu Linh 6364