Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp “ Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP á châu ACB chi nhánh đông đô khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 39 - 49)

ty cổ

phần Hải Anh”

Rủi ro trong hoạt động cho vay là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại nói chung và với ACB nói riêng. Vì thế trong hoạt động cho vay của mình, đặc biệt là công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, ACB Đông Đô luôn phải tuân thủ những quy trình hướng dẫn, những văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà Nước cũng như của Ngân hàng ACB.

Qui trình cấp tín dụng tại ACB Đông Đô gồm 4 khâu chính: chuẩn bị hồ sơ khách hàng, thẩm định hồ sơ, tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp và hoàn tất hồ sơ vay vốn.

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng ở ACB là phương pháp tỉ số kết hợp với phương pháp so sánh, tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, rủi ro, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, và chấm điểm tín dụng.

Để tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng phòng tín dụng cần dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và từ các nguồn thông tin khác.

Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nhiệp tại Ngân hàng Á Châu ACB- Đông Đô như sau:

Ngày 6/1/2016 Công ty cổ phần Hải Anh đề nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần A Châu chi nhánh Đông Đô cấp tín dụng cụ thể:

Công ty đề nghị được cấp hạn mức tổng 14.230.000.000 đồng, với thời hạn vay 12 tháng

Mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phát hành các bảo lãnh cam kết tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do giới hạn đề tài khóa luận xin phép chỉ tập chung vào mục đích vay vốn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2: Đề nghị cấp hạn mức của công ty cổ phần Hải Anh

1 Bảo lãnh trong nước 00 VND 8.580.000.000 2 Cấp hạn mức tín dụng : Bổ sung vốn lưu động 00 3.000.000.0 VND 5.650.000.000 TỔNG MỨC CẤP TÍN DUNG 8.700.000.0 00 VND 14.230.000.000

Anh áp dụng như sau:

Bước 1: Thu thập, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tài chính Bước 2 :Phân tích sơ bộ thông tin khách hàng

Bước 3: Phân tích năng lực tài chính hiện tại của khách hàng

> Bước 3.1: Phân tích bảng cân đối kế toán

> Bước 3.2: Phân tích BC KQHĐKD

> Bước 3.3: Phân tích các chỉ số Bước 4: Thẩm định phương án vay vốn

> Phương án kinh doanh, độ khả thi

> Khả năng trả nợ, ngồn trả nợ

Bước 1: Thu thập, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tài chính

Là bước đầu tiên cán bộ tín dụng phải thực hiện trong nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của Ngân hàng, đối với doanh nghiệp lần đầu vay vốn tại Ngân hàng thì hồ sơ tài chính phải bao gồm các báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất và báo cáo quý đến thời điểm gần nhất. Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ACB thì cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp đã lưu trữ tại Ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn tìm thêm thông tin từ các nguồn khác như trung tâm thông tin tín dụng CIC hay thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông qua những bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ báo chí...

Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính thì các báo cáo tài chính của khách hàng phải đảm bảo:

Các báo cáo gửi Ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính, kiểm tra chữ ký và con dấu.

Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác. Cụ thể về trường hợp của Công ty cổ phần Hải Anh như sau :

Ngày 6/1/2016 Công ty cung cấp hồ sơ tài chính bao gồm: các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất 2014-2015, một số hợp đồng kinh tế lớn đã đang và sắp thực hiện, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai thuế, chi tiết doanh thu, nguồn vốn, chi phí bán hàng, chi phí quả lý, chi thu bất thường, bảng cân đối phát sinh nợ vay, phải thu phải trả, báo cáo xuất nhập tồn hàng hoá chi tiết, chi tiết tài sản cố định của doanh nghiệp.

Trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ tài chính mà công ty Hải Anh cung cấp, cũng như quá trình thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, quan hệ với ACB từ

trước... Cán bộ tín dụng yêu cầu công ty bổ sung thêm danh sách các chủ nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn, chi tiết các khoản phải thu, phải trả trong năm 2015

Nhận xét: Cán bộ tín dụng ở ACB đã nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công ty, đồng thời tiến hành kiểm tra danh mục hồ sơ, tính hợp lệ của hồ sơ này. Có thể thấy quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn của cán bộ tín dụng khá đầy đủ, cán bộ tín dụng cũng đã chủ động thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho công tác phân tích khách hàng lần này.

Nhưng cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp Ngân hàng A Châu Đông Đô thường chỉ sử dụng báo cáo tài chính 2 năm gần nhất làm cơ sở để phân tích tài chính doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính thường chỉ mang tính thời điểm nếu chỉ xem xét 1-2 năm thường không quan sát được một cách tổng quát nhất về tình hình tài chính điều đó phản ánh độ chính xác phân tích thường không cao, không thể hiện được xu thế biến động chung của doanh nghiệp mà thay vào đó nên sử dụng báo cáo tài chính ít nhất là 3 năm gần nhất như các Ngân hàng Techcombank, BIDV.

Đề xuất: Báo cáo tài chính như là một bức ảnh chụp nhanh về tình hình tài chính của doanh nghiệp vì thế nên sử dụng báo cáo tài chính ít nhất của 3 năm gần nhất, bổ sung thêm BCTC năm 2013 của công ty cổ phần Hải Anh để tiến hành phân tích, để có cái nhìn tổng quát và độ chính xác cao hơn về tình hình năng lực tài chính cũng như xu thế phát triển chung của khách hàng trước khi có quyết định cấp tín dụng.

Bước 2: Phân tích sơ bộ thông tin khách hàng gồm:

Bước 2.1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển CTCP Hải Anh Bước 2.2 : Đánh giá quan hệ tín dụng với ACB hiện tại

Phân tích sơ bộ khách hàng sẽ có cái nhìn sơ bộ về khách hàng vay vốn điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp đặc biệt là vay vốn bổ sung vốn lưu động cụ thể đối với công ty cổ phần Hải Anh.

S T T Thành viên góp vốn Giá trị vốn góp Tỷ trọng vốn(%) Chức vụ trong

Kinh nghiệm/TG hoạt động

Thành viên góp vốn chủ __________yếu__________

1 TRẦN VĂN DƯƠNG 5.000 50% Giámđốc

Anh Dương có trên 20

năm kinh nghiệm hoạt Ban điều hành

Bước 2.1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Hải Anh

- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ANH

- Chủ doanh nghiệp : TRẦN VĂN DƯƠNG

- Chức vụ: Giám đốc

- Ngành nghề SXKD chính : Sản xuất và phân phối điện, năng lượng, dịch vụ viễn thông

- Trụ sở chính: số 19 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

- Văn phòng giao dịch : 12 Đào Tấn, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 10 tỷ

- Vốn thực góp đến ngày 31/12/2014: 10 tỷ

- Năm bắt đầu quan hệ tín dụng với ACB : 2015

- Xếp loại tín dụng lần trước : 4+

- Công ty cổ phần Hải Anh thành lập và đăng ký lần đầu năm 2008. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế và xây lắp các công trình đường dây điện và trạm biến áp 220kV. Trải qua gần 07 năm phát triển, dưới sự điều hành của ban giám đốc, đặc biệt là anh Dương, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, công ty đạt được nhiều thành tích, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm.

Bảng 2.3 : Thành viên góp vốn chủ yếu - Ban điều hành

T ước lượng 1 Văn phòng công ty

Số 19, đường Nguyễn Văn

Linh ,TP Sơn La, Tinh Sơn

300m2 Thuộc sở hữu của

chủ doanh nghiệp

2 Văn phòng giaodịch 71 Ngõ 12 Đào Tấn 200 m2

Thuộc sở hữu của chủ

doanh nghiệp

STT Nội dung Số lượng Giá trị ước

tính

Mục đích SD Thiết bị dụng cụ

quản lý 196 Phục vụ quản lý

"2 Thiết bị thi công: Xe

cẩu, máy móc thiết bị chuyên ngành

2.041 Phục vụ thi công, công ty

thuê ngoài thêm nếu cần

S T

T Loại cấp tín dụng

Hiện tại KIẾN NGHỊ

Số tiền Số tiền

1 Bảo lãnh trong nước 5.700.000.0

00 VND 8.580.000.000

2 Cấp hạn mức tín dụng 3.000.000.0

00 VND 5.650.000.000

Nhận xét: Công ty có các thành viên góp vốn gồm anh Trần Văn Dương, chị Trần Huyền Giang và chị Bùi Thị Phương Thủy. Trong đó, anh Dương là giám đốc công ty nắm giữ 50% cổ phần công ty, trước đây làm ở Điện lực Sơn La, sau đó về quản lý công ty, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp công trình đường dây, trạm biến áp và các công trình bưu chinh viễ thông. Chị Trần Huyền Giang là nắm giữ 30% cổ phần công ty, chị Bùi Thị Phương Thủy nắm giữ 20% cổ phần công ty. Thực tế việc điều hành quản lý công ty do 2 vợ chồng anh Dương đảm nhiệm, trong đó chị Hà Thị Mai Sơn (vợ anh Dượng) hiện đang làm kế toán của Tổng công ty điện lực Miền Bắc nên không đứng tên trên ĐKKD của công ty. Chị Sơn là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện và thi công xây lắp các công trình điện, chị Sơn thường nhận thầu các công trình điện để công ty Hải Anh thực hiện công trình.

Ngoài ra công ty còn có mặt bằng kinh doanh và một số tài sản khác như:

Mặt bằng sản xuất kinh doanh và tài sản khác được cho trong bảng dưới:

Bảng 2.4: Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Bảng 2.5: Tài sản khác của công ty

Đơn vị: triệu VNĐ

Bước 2.2: Đánh giá quan hệ tín dụng với ACB hiện tại

Quan hệ tín dụng với ACB hiện tại (năm 2015):

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP á châu ACB chi nhánh đông đô khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w