Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP á châu ACB chi nhánh đông đô khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 86 - 92)

11 Khả năng thanh toán hiện hành 1,39 2,33 1,39 2,

2.3.1. Những kết quả đạt được

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Đông Đô từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay đã đạt được nhiều thành tích. Với việc không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cùng với cải thiện quy trình tín dụng cho phù hợp, trong đó có phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp nhằm giúp Ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo sự an toàn và mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Ngân hàng.

Quá trình phân tích tài chính khách hàng Ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ quy trình và nội dung phân tích: phân tích trước, trong và sau khi vay. Chất lượng của công tác phân tích trước khi vay thể hiện ở thời gian và chi phí tiến hành phân tích. Thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng tại chi nhánh thông thường đối với khoản vay ngắn hạn thì thời gian khoảng 3-5 ngày, khoản vay trung dài hạn là 10 - 15 ngày. Tuy nhiên tùy sự phức tạp của từng hợp đồng vay mà có sự điều chỉnh, số lượng các khoản đã cho vay của Ngân hàng Á Châu khoảng 30-40 doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó số khoản vay không thu hồi được đến thời điểm hiện tại không có, nợ xấu khá ít. Từ đó giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, hiệu quả phân tích tài chính còn thể hiện ở chi phí cho một lần phân tích. Chi phí này bao gồm: chi phí hướng dẫn hồ sơ vay vốn; chi phí phân tích xuống cơ sở thu thập thông tin, kiểm tra

hoạt động thực tế, tìm kiếm nguồn thông tin; chi phí xét duyệt, kiểm soát; chi phí giấy tờ hợp đồng, công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm...

Chất lượng của công tác phân tích trong giai đoạn trong khi vay được thể hiện ở số lần phát hiện doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. Tại ACB trong quá trình vay không có doanh nghiệp nào sử dụng vốn sai mục đích hoặc có rất ít. Với mỗi món vay của khách hàng, dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới, cán bộ tín dụng đều tiến hành các bước phân tích như quy trình chung vì thế đã giúp cán bộ tín dụng luôn theo dõi được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, và theo dõi được những biến động tốt hay xấu trong tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cán bộ tín dụng sẽ có thể đưa ra những tư vấn cho doanh nghiệp, một phần nhằm đưa ra quyết định có cho vay hay không và nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu để đạt được lợi ích cao nhất cho Ngân hàng và doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình tiến hành phân tích, Ngân hàng cũng luôn thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm chỉnh, kiểm tra tính chính xác trung thực của các số liệu, tính toán các chỉ tiêu đúng công thức. Bên cạnh nguồn thông tin khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng cũng đã quan tâm để thu thập thêm một số nguồn thông tin bên ngoài nhằm đảm bảo quyết định cho vay an toàn và hiệu quả.

Chất lượng của công tác phân tích tài chính còn thể hiện ở tiến trình giải ngân vốn khá phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng, điều này thể hiện kết quả phân tích hợp lý, cẩn trọng, nhanh chóng.Mặc dù ACB Đông Đô là chi nhánh mới thành lập chưa được lâu nhưng thành công đạt được từ công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp thời gian qua đã giúp ACB Đông Đô có được một sự tăng trưởng tín dụng an toàn và mạnh mẽ, tuy là chi nhánh mới thành lập nhưng ACB Đông Đô luôn có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng khối doanh nghiệp trong số 4 chi nhánh ACB lớn nhất Miền Bắc rất tốt. Tổng dư nợ cho vay tăng dần qua các năm, đến quý I/2015 là 450 tỷ và tính đến quý I/2016 là hơn 1.200 tỷ tăng gấp khoảng 2,6 lần so với đầu năm 2015. Tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2015 chiếm khoảng 0.013% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả năng mất vốn là rất ít xấp xỉ 0%. Nợ xấu tính đến

Tính đến Quý I/2015 Tính đến Quý I/2016

Nợ đủ tiêu chuẩn 432 1.191

Nợ cần chú ý 10 6

Nơ dưới tiêu chuẩn 5 2

Nợ nghi ngờ 3 1

Nợ có khả năng mất vốn 0 0

Tống 450 1.200

Quý I/2016 chỉ có hơn 3 tỷ đồng của khối khách hàng doanh nghiệp.Tỷ lệ này là thấp trong khối Ngân hàng Thương mại.

Bảng 2.28: Dư nợ tín dụng

thể nói, những thành công trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng đến quyết định chất lượng của công tác thẩm định tín dụng tại ACB-Đông Đô trong thời gian qua. Khi mà lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay thì có thể thấy thành công trong công tác phân tích tài chính khách hàng là nền tảng cho sự thành công vượt mức kế hoạch về lợi nhuận của Ngân hàng trong năm trong thời gian tới.

2.3.2. Hạn chế

Phân lớn hiện nay các trường hợp vay vốn tại ACB thì các báo cáo tài chính đều là các báo cáo tài chính do khách hàng tự lập, chưa được kiểm toán nên tính chính xác chưa cao. Điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng của công tác phân tích tài chính, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đưa ra những đánh giá về tài chính doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến một số rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây thực sự là khó khăn chung của hầu hết các Ngân hàng hiện nay ở Việt Nam.

Các phương pháp sử dụng để phân tích chủ yếu là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh, chưa sử dụng thêm các phương pháp khác để hỗ trợ thêm cho công tác phân tích. Quy trình chấm điểm tín dụng vẫn còn một số bất cập như: cho điểm như nhau với các chỉ số tài chính trong cả ngắn, trung và dài han, chỉ tiêu đánh giá về năng lực quản lý...là những chỉ tiêu đóng không thể bao quát được hết tình hình doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá một cách chung nhất, chưa có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với từng khoản vay, từng ngành kinh tế nên việc đánh giá đôi khi cho kết quả không hoàn toàn chính xác. Thêm nữa việc lựa chọn hợp lý một nhóm doanh nghiệp cùng loại với doanh nghiệp đang xét để so sánh là việc làm không đơn giản. Các Ngân hàng Thương mại trong giai đoạn hiện nay chưa tiến hành lựa chọn mà chủ yếu sử dụng chỉ số trung bình ngành do Ngân hàng nhà nước cung cấp, nên tham khảo thêm các chỉ số trung bình nghành do công ty chứng khoán cung cấp làm cơ sở.

Cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp Ngân hàng Á Châu Đông Đô thường chỉ sử dụng báo cáo tài chính 2 năm gần nhất điều đó phản ánh độ chính xác phân tích thường không cao mà thay vào đó nên sử dụng báo cáo tài chính ít nhất là 3 năm gần nhất như các Ngân hàng BIDV,Techcombank... nên bổ sung thêm BCTC năm 2013 của doanh nghiệp để tiến hành phân tích, để có có cái nhìn tổng quát và độ chính xác cao hơn về tình hình năng lực tài chính của khách hàng trước khi có quyết định cấp tín dụng.

Ngoài ra, nội dung phân tích tài chính chưa thực sự đầy đủ. Do nguồn thông tin khách hàng cung cấp không được đầy đủ dẫn đến trong một số khoản vay cán bộ tín dụng đôi khi cũng chưa chú trọng vào phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Vì vậy, việc tiến hành phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính là cần thiết. Bởi vì kết quả trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chỉ là số liệu kế toán, thực chất không khẳng định doanh nghiệp có khả năng trả được nợ hay không.

2.3.3. Nguyên nhân

Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình tiến hành công tác phân tích tài chính khách hàng đó là:

Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng: Phân tích tài chính là một công việc yêu cầu cán bộ phân tích cần có độ nhạy bén, kinh nghiệm trong các lĩnh vực, các ngành khác nhau. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiền hành công tác phân

tích tài chính khách hàng. Vì thế nếu cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng của kết quả phân tích sẽ cao. Các cán bộ tín dụng tại ACB-Đông Đô còn trẻ có kiến thức nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ có một số ít cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, điều này cũng gây ra những hạn chế trong công tác phân tích tại Ngân hàng.

Trung thực của khách hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng những thông tin trung thực thì sự chính xác trong kết quả phân tích sẽ càng cao và càng xác thực.

Đối với Ngân hàng các nguồn thông tin khách hàng cung cấp nếu là những thông tin có sự chứng thực hoặc báo cáo đã qua kiểm toán thì sẽ giúp cho việc phân tích chính xác và có tính tin cậy hơn. Tuy nhiên hiện nay tại ACB-Đông Đô, các doanh nghiệp đến vay vốn phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có báo cáo đã được kiểm toán và nhiều doanh nghiệp cán bộ kế toán còn yếu nên việc lập báo cáo gửi cho Ngân hàng thường không chính xác. Đây cũng là tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải phân tích kỹ hơn và đôi khi cán bộ tín dụng phải hướng dẫn, cùng khách hàng lập lại các báo cáo tài chính. Do đó khiến cho công tác phân tích tài chính của Ngân hàng khó khăn hơn, mất thời gian và nhiều chi phí hơn.

Thông tin là yếu tố quan trọng nhưng hiện nay Ngân hàng đang rất thiếu thông tin. Sự chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp giữa các Ngân hàng còn hạn chế do sự cạnh tranh, bí mật công ty, thông tin thu thập từ CIC chưa có thông tin về tất cả các doanh nghiệp. Thông tin từ các doanh nghiệp cùng ngành thì chủ yếu được thu thập từ báo chí, phương tiện thông tin đại chúng mà chưa có một tổ chức tổng hợp thu thập làm nguồn dữ liệu chung. Việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như: thuế, kiểm toán, tổng cục thống kê rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP á châu ACB chi nhánh đông đô khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 86 - 92)

w