NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam khoá luận tốt nghiệp 105 (Trang 28)

1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải trả lời ba câu hỏi lớn đó là: sản xuất cái gi? Sản xuất cho ai? Và sản xuất bằng cách nào? đây là ba vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp gặp phải trong nền kinh tế thị trường. Để làm được đIều này các doanh nghiệp phảI quan tâm đến một yếu tố rất quan trọng đó là chất lượng của sản phẩm. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ trên thị trường, những khoản cho vay cũng là một sản phẩm, nó cũng có giá cả và chất lượng như những hàng hoá khác.

Chất lượng của một khoản tín dụng là : "Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng (cả người vay lẫn người cho vay tiền), phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện đặc thù của bản thân ngân hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng “

1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Như ta đã phân tích ở trên dựa vào quan điểm về chất lượng tín dụng ta thấy chất lượng tín dụng thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng khi đến với Ngân hàng tuy không đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhưng qua giao dịch hàng ngày với khách hàng Ngân hàng sẽ nhận thấy hiệu quả của chất lượng tín dụng qua số lượng khách hàng qua các thời kỳ lượng tín dụng cấp được độ thoả mãn của khách hàng qua thái độ của họ cũng như truyền thống giao dịch của họ cũng như góp ý của khách hàng. Để biết những phản ứng của khách hàng trong chiến lược khách hàng ngân hàng nên tìm hiểu để có những điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu đề ra.

Để đánh giá chất lượng công tác tín dụng của Ngân hàng, người ta thường so sánh kết quả hoạt động năm nay với năm trước, của Ngân hàng với tình hình của toàn hệ thống Ngân hàng và chủ yếu sử dụng các chỉ số tương đối. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng thường được sử dụng

1.3.2.1. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Ta xét chỉ tiêu này trên cả hai mặt, tuyệt đối và tương đối.

về mặt tuyệt đối, dư nợ tín dụng trung và dài hạn: phản ánh lượng vốn trung và dài hạn đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể. Dư nợ càng cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho thị trường càng tốt. Ngân hàng đã đã bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và cung cấp vốn kịp thời. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh trên khía cạnh về quy mô. Để xem xét kỹ hơn, ta cần xét đến chỉ tiêu tương đối:

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn /tổng dư nợ: cho biết tỷ trọng vốn trung và dài hạn lớn hay nhỏ so với tổng dư nợ. Tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ vốn trung và dài hạn ngày càng đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng đi kèm với rủi ro. vì các khoản vay vốn trung và dài hạn có thời hạn trả nợ dài, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó xác định được trong tương lai.

1.3.2.2. Doanh số thu nợ trung và dài han

Phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và đã thu hồi về. Doanh số thu nợ càng cao chứng tỏ các khoản vay của ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng.

1.3.2.3. Hệ số thu nợ trung và dài hạn

Được xác định bằng doanh số cho vay chia cho doanh số thu nợ trong kỳ. Hệ số này cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng tính trên tổng doanh số cho vay. Tỷ lệ này quá cao là không tốt. Nếu cao quá, chứng tỏ lượng cho vay ra quá lớn trong khi thu nợ lại không được bao nhiêu. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả

Được xác định bằng doanh số cho vay trong kỳ chia cho dư nợ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng cho vay của Ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, hoặc được qui đổi đồng nhất trong việc áp dụng cho từng loại vay cụ thể.

1.2.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạn các loại trong kỳ/Tổng dư nợ bình quân

Tỷ lệ nợ quá hạn cao phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân đến từ môi trường kinh tế không thuận lợi, có nguyên nhân đến từ việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả, cũng đôi khi đến từ phía ngân hàng, nếu công tác thẩm định khách hàng không tốt.

Để tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng cho vay nên loại trừ các khoản nợ khoanh ra khỏi nợ quá hạn cũng như loại trừ các khoản cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉ định của Nhà nước ra khỏi tổng dư

1.2.3.6. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ

Trong đó: nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 ( theo quy định của nhà nước)

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng,

bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.

Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.

Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

1.3.2.7. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn có TSĐB

Được xác định bằng tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này nên ở

mức cao, vì trong trường hợp doanh nghiệp không thể trả được nợ, ngân hàng vẫn có tài sản để phát mại, tránh được tổn thất. Các khoản vay có tài sản đảm bảo mang tính chất an toàn hơn bởi vì nó gắn liền với trách nhiệm của người đi vay trong việc trả nợ. Người đi vay trong có ý thức trong việc sử dụng vốn vay làm sao cho hiệu quả, vì

nếu vỡ nợ thì bản thân họ sẽ bị mất tài sản được dem ra đảm bảo.. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng

1.3.2.8. Mức độ tập trung của các khoản vay trung và dài hạn

Thể hiện ở cơ cấu các khoản vay theo thành phần kinh tế, hoặc theo hình thức doanh nghệp. Điều này phản ánh mức độ an toàn của các khoản vay. Nếu như ngân hàng chỉ tập trung cho vay trên một hoặc một vài lĩnh vực, khả năng mất vốn sẽ rất cao nếu ngành này gặp khó khăn, bởi vì môi trường kinh tế biến động khó lường. Ngược lại nếu cho vay đa dạng trên nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, ngân hàng sẽ tránh được nhiều rủi ro khi thị trường thay đổi.

1.3.2.9. Trích lập dự phòng rủi ro

Chỉ tiêu này phụ thuộc quan điểm của từng ngân hàng, và phụ thuộc vào từng nhóm nợ. Nợ càng khó có khả năng thu hồi vốn thì tỷ lệ trich lập dự phòng rủi ro càng cao. Một ngân hàng có trích lập dự phòng rủi ro lớn chứng tỏ chứng tỏ tỷ lệ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cao. Chất lượng tín dung chưa tốt. Tuy nhiên khoản dự phòng này cũng cho thấy ngân hàng đã chủ động trong việc đề phòng rủi ro ,có nguồn bù đắp hợp lý nếu như món nợ có khả năng mất vốn. Điều này giúp ngân hàng tránh được sự bị động về nguồn vốn khi các khoản vay không thể thu hồi được.

1.3.2.10. Tỷ lệ tổn thất so với tổng nguồn vốn

Qui mô các khoản nợ tổn thất được thể hiện qua các khoản nợ trình hội đồng cho vay của ngân hàng xem xét xoá nợ hàng kỳ. Neu tỷ lệ này quá lớn, chất lượng cho vay không được cải thiện đồng thời khả năng thanh toán của ngân hàng cũng bị lung lay, Ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ này ở mức càng gần bằng không càng tốt.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng trung và dàihạn của Ngân hàng thương mại hạn của Ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Các nhân tố từ phía khách hàng

Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng là có hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện do trình độ quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch. Khi thị trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phó được, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra. Nhiều khách hàng dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi, dùng vốn ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh doanh (thực chất là phương án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản rất khó chuyển thành tiền để thu nợ.

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ lừa đảo ,chiếm dụng tài sản do các khách hàng thiếu đạo đức đã bị mang ra ánh sáng, điển hình như vụ ba chị em lừa đảo

chiếm đoạt 560 tỷ đồng tại ngân hàng Techcombank( Hồ Chí Minh) năm 2011, ngân hàng Đông Á bị công ty thép Minh Thanh lừa đảo hơn 46 tỷ năm 2012... Đây là những vụ án gây xôn xao dư luận bởi tính chất liều lĩnh và sự khôn ngoan, giảo hoạt của tôi phạm, qua mắt được cả những cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm.

Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tín dụng thương mại ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Để cạnh tranh, để thu hút khách hàng. Để tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp thường chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm. Tuy nhiên do nước ta chưa có luật về thương phiếu, việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại như một phương tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây là lượng vốn không phải trả hoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đi vay cùng loại và các hình thức hoạt động khác. Thậm chí một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên có hành vi lừa đảo, cố tình chiếm dụng vốn của người khác. Chính điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thu của khách hàng dành trả nợ qua đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp với sự đổi mới, thường có thói quen dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước, vốn tự có của họ rất ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ kinh doanh sản xuất lớn. Hơn nữa, họ quen với kiểu làm ăn bao cấp cho nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước như trước đây. Trong thời kỳ nền kinh tế hôi nhập, cạnh tranh hết sức gay gắt như hiên nay, kiểu làm ăn dựa dẫm , thiếu sự phấn đấu , sáng tạo này trở nên cực kỳ nguy hiểm. Năng suất lao động không có, sự đổi mới về sản phẩm cũng không, trong khi xã hội biến đổi từng ngày. Những doanh nghiệp kiểu như thế sẽ không thể đứng vững được , sự lụi tàn là điều khó tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại vì tín dụng trung và dài hạn cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay, thế chấp ngân hàng. ước tính sơ bộ hiện nay hầu hết tài sản của các pháp nhân và cá nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như doanh nghiệp Nhà nước không có giấy chứng nhận sở hữu tài sản cố định, phần lớn là nhà xưởng của máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ các tiêu chuẩn để thế chấp. Trong khi đó, yêu cầu vay vốn của khác hàng gấp hàng chục lần, có doanh nghiệp lên đến hàng trăm lần, như vậy thì nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được vay không đáng kể. Vì vậy chúng ta cần phải xem xét cả hai mặt cơ chế, chính sách và tồn tại thực tế khách quan để có các giải pháp thích hợp hơn.

1.3.3.2. Các nhân tố từ phía môi trường kinh doanh

a, . Môi trường pháp lý:

Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Tính đẩy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuy vậy không phải là không cần còn nhiều bất cập. Hiện nay, điều kiện cho vay đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như bắt buộc là phải thế chấp tài sản trong khi đó chúng ta chưa có Luật về sở hữu nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản. Vì thế trong nhiều trường hợp Ngân hàng khó có thể xác định chính xác chủ sở hữu của tài sản đó, hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào về nguồn gốc tài sản thế chấp, cầm cố hoặc nguồn gốc số tiền trả nợ là hợp pháp. Mặt khác, pháp luật cho phép các doanh nghiệp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất nhưng lại phải có điều kiện gắn với tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình cho nên quy định này khó có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Các qui định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rõ ràng,

cụ thể. Có văn bản thì qui định cho ngân hàng có quyền phát mại tài sản trên đất để thu hồi vốn và lãi, có văn bản thì qui định ngân hàng có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp (cả quyền sử dụng đất - Điều 359 BLDS). Nhưng đến nghị định 86/Chính phủ thì ngân hàng không có quyền phát mại, bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp. Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất lại phải có sự chấp nhận của UBND

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam khoá luận tốt nghiệp 105 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w