Các tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam khoá luận tốt nghiệp 105 (Trang 74 - 78)

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nam trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau:

Thứ nhất ,dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ tập trung ở các doanh nghiệp năm 2011 là 76,7% và năm 2012 là 78,7%) và tỷ lệ cho vay đối với nông nghiệp nông thôn mới ở mức 49,8%, đây là một hạn chế của Ngân hàng.

- Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn mặc dù đã được kiểm soát ở mức tối đa, tuy nhiên vẫn đang trên đà đi lên. Con số này còn được dự báo sẽ tăng mạnh vào những năm tiếp theo. Ngân hàng cần sớm có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để hạn chế tối đa tỷ lệ này.

- Thứ ba, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung vào các công ty cổ phần và các công ty TNHH ( có thể thấy năm 2011, tỷ lệ cho vay công ty cổ phần là 46%, công ty TNHH là 23,6%. Tỷ lệ này tương ứng ở năm 2012 là 40,6% và 21,7%). Trong khi theo theo pháp luật kinh doanh ban hành, các loại hình công ty này lại chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản vay từ ngân hàng. Đây sẽ là một yếu tố gây rủi ro lớn , vì doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng có quyền đòi nợ đến cùng

- Thứ tư, hệ số thu nợ có xu hướng giảm cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân

hàng bị giảm sút , ngân hàng cần có biện pháp để cải thiện vấn đề này. Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trên là:

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: do tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam còn theo lối truyền thống, dưới sự giám sát của nhà nước nên nhiều khi vẫn còn hoạt động theo lối bao cấp, rập khuôn. Chính điều này đôi khi làm cản trở sự phát triển vì ngân hàng đôi lúc có thể phản ứng hơi chậm với những thay đổi về kinh tế, xã hôi, chính trị diễn ra trong và ngoài nước. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế thay đổi như trong những năm vừa qua, rất cần sự nhạy bén và lối tư duy năng động để có thể theo kịp thị trường.

Thứ hai: từ phía cán bộ Ngân hàng, trình độ của cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc

đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.

- Công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn chưa được coi trọng. Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không cao, chưa được xác nhận của cơ quan kiểm toán.

Thứ ba: Ngân hàng chưa coi trọng công tác Marrketing Ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn được các Ngân hàng khác chào mời thì Ngân hàng có thể mất khách. Chính vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên.

* Nguyên nhân khách quan

Trước hết hãy xem xét các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn. Hiên nay các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ rất khó đáp ứng được các tiêu chí của Ngân hàng. Một số nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp chưa được vay vốn là:

- Không có các dự án khả thi: khi đi vay vốn Ngân hàng, các doanh nghiệp phải có dự án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính xác. Nhưng trong thực tế một số doanh nghiệp không thể xây dựng dự án đầu tư trung và dài hạn. Có những doanh nghiệp có ý tưởng làm ăn lớn nhưng không lập được kế hoạch dưới bảng biểu theo yêu cầu của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ người vay, tính toán và lập phương án vay vốn trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của các cán bộ tín dụng yếu thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt.

- Doanh nghiệp không có đủ vốn tự có để tham gia dự án. Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì nếu là dự án đầu tư mới thì số vốn tự có của doanh nghiệp tham gia dự án tối thiểu là 25% tổng vốn đầu tư, còn nếu là đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì doanh nghiệp phải có 20% tổng vốn đầu tư (Điều 4, Quyết định 1688/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 29/8/2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam về một số giải pháp tín dụng). Đây là một khó khăn đối với rất nhiều doanh nghiệp, vì các doanh nghiệp nguồn vốn kinh doanh nhỏ, chủ yếu là đi vay.

- Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp muốn đi vay phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến, dẫn đến hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp thế chấp bằng tài sản cố định hoặc bất động sản nhưng việc xác định giá trị thực tế của các tài sản còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác thấp, các văn bản quy định có liên quan còn một số chồng chéo và mâu thuẫn.

Ngoài ra, Ngân hàng còn gặp một số khó khăn do các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế và pháp luật gây ra như: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay quá rườm rà, phức tạp đã khiến cho Ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay vì khách hàng không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn. Các thủ tục liên quan đến vay vốn chưa đầy đủ. Các cơ quan chiụ trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp Ngân hàng khó khăn và phức tạp đôi khi bị ách tắc.

Tỷ lệ nợ xấu trong những năm 2011, 2012 tăng lên là một điều khồng thể tránh khỏi với toàn ngành kinh tế, bởi hiệu ứng của khủng hoảng 2008, 2009 đã co tác động cực kỳ xấu đôi với ngành sản xuất, kinh doanh cũng như thương mại, duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1% là do những nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong hoàn cảnh hiện tại..

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH

HÀ NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam khoá luận tốt nghiệp 105 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w