Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Lê

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 48 - 60)

Lê Trọng Tấn

- Vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Các NHTM trong hoạt động tín dụng phải chú trọng tăng cường công tác thu thập thông tin, sàng lọc những thông tin tin cậy để có những quyết định cho vay đúng đắn, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Phân loại từng đối tượng khách hàng có nợ xấu, trong đó phân loại nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn, trên cơ sở đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.

- Thường xuyên chăm lo giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên NH, đặc biệt là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với CBTD, tạo cho mỗi cán bộ có tính tự chủ năng động sáng tạo và đoàn kết nhất trí cao trong cơ quan, đơn vị. Trong công tác chỉ đạo điều hành phải linh hoạt, kiên quyết vì lợi ích chung của tập thể, dám làm và tự chịu trách nhiệm.

để mỗi cán bộ viên chức xác định được nhiệm vụ nâng cao CLTD trung và dài hạn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của NH cấp trên, đồng thời tranh thủ kịp thời sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự ủng hộ, tư vấn về mặt pháp lý của các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trụ sở chính để áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính khách quan và công khai.

- Đảng uỷ, Ban giám đốc trong CN phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời trong việc xử lý, giải quyết nợ tồn đọng khó đòi. Có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu theo tháng, quý, năm cho từng CBTD có nợ tồn đọng khó đòi và các bộ phận liên quan, có kiểm tra giám sát và sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát động các phong trào thi đua mang tính thời điểm (ngắn ngày, dài ngày...). Tổ chức sơ tổng kết các phong trào và hoạt động kinh doanh thông qua đó đánh giá, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại thiếu sót. Đồng thời động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các phong trào thi đua tạo động lực trong kinh doanh đồng thời có chế tài khen thưởng và phê bình kịp thời để tạo động lực thúc đẩy công tác thu hồi nợ tồn đọng tiến triển nhanh chóng.

- Hàng tháng gửi thông báo nợ đến các cơ quan chính quyền địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, tồn đọng kéo dài. Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm giao cho từng cán bộ và có biện pháp xử lý cụ thể thu hồi nợ đối với từng đối tượng KH, đối với từng loại tài sản bảo đảm về tính pháp lý của hồ sơ và của tài sản bảo đảm.

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh việc cho vay trực tiếp với những KH, cần tăng cường việc cho vay hợp vốn với các dự án lớn mà một mình NH khó có thể kham nổi (tăng cường các hợp đồng đồng tài trợ). Mở rộng các nghiệp vụ cho vay bất động sản, cho vay trả góp,... Cùng với việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới chi nhánh trong nước, NH cần tiến hành thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường cho vay quốc tế.

- Mở rộng thị trường cho vay: tiến hành thu hút khách hàng thông qua chính sách cho vay ưu đãi, các ưu đãi có thể là cho vay với lãi suất thấp hoặc ưu đãi về thời

hạn trả nợ,... áp dụng nhiều hình thức dịch vụ mới như dịch vụ tri trả hộ, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ tư vấn KH,...

- Điều chỉnh cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chyển đổi: tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao. Đối với nước ta, một nước đang tiến hành công nghiệp hoá, với xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thì khi tiến hành cho vay cũng cần ưu tiên cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày một cách khái quát về tín dụng trung và dài hạn và chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng như các chỉ tiêu đánh giá. Bên cạnh đó chương 1 cũng trình bày một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại các Ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam nhằm làm cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn.

Qua những vấn để nêu trong chương 1, ta có thể thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần nghiên cứu những tác động khác nhau để tìm ra biện pháp thích hợp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CN LÊ TRỌNG TẤN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội CN Lê Trọng Tấn là CN cấp 2 thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. CN phát triển lên từ phòng giao dịch trực thuộc CN Thăng Long và chính thức tách ra hoạt động như một CN Online độc lập vào tháng 09 năm 2014.

MB Lê Trọng Tấn có trụ sở tại 164 Lê Trọng Tấn, đóng tại địa bàn Phường Khương Mai, được đánh giá là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển đó là địa bàn có nhiều đơn vị Quân đội trên địa bàn, dân cư chủ yếu là những Quân nhân, dân trí cao và có quan hệ lâu năm với MB Lê Trọng Tấn.

Với vị trí đặt trụ sở hiện tại còn có các tiềm năng mang tính riêng có như: gần với rất nhiều các đơn vị quân đội và gia đình các quân nhân, nằm trên con phố đông đúc tấp nập là cửa ngõ để vào các khu đô thị mới và các trường đại học,... Tuy nhiên CN cũng phải cạnh tranh với nhiều CN của các NH khác trên địa bàn Lê Trọng Tấn.

MB Lê trọng Tấn hiện nay là đơn vị hoạt động độc lập, có đầy đủ các bộ phận trực tiếp kinh doanh trong đó mảng tín dụng được chia thành 2 bộ phận là bộ phận tín dụng doanh nghiệp và bộ phận tín dụng cá nhân.

CN đã được Ban lãnh đạo ngân hàng trao tặng những danh hiệu tuyên dương các thành tích hoạt động tiêu biểu:

- Tập thể Biểu dương toàn diện năm 2016 - Tập thể lao động tiên tiến năm 2015

- CN hoàn thành xuất sắc Bancassurance năm 2016

MB Lê Trọng Tấn phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,. và cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả, luôn đặt lợi ích khách hàng gắn liền với lợi ích của NH, những năm qua uy tín của CN ngày càng được củng cố và phát triền.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của MB Lê Trọng Tấn

2.1.3. Các bộ phận, phòng ban chức năng

2.1.3.1. Giám đốc

Giám đốc CN là người đứng đầu, thực hiện nhiêm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng cấp trên, chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Ban lãnh đạo. Giám đốc có trách nhiệm quản lý, đôn đốc và quyết định mọi hoạt động chính tại đơn vị.

2.1.3.2. Phó giám đốc

- Phó giám đốc Khối vận hành: có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành sàn giao dịch và phòng ban dịch vụ KH, điều hành các hoạt động đoàn thể trong CN.

- Phó giám đốc Khối kinh doanh: trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của CN, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban Quan hệ KH và hỗ trợ tín dụng.

2.1.3.3. Phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm2014 Năm2015 2015/2014 Năm2016 2016/2015

doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với những KH là các tổ chức, doanh nghiệp. Hai

phòng ban này có chức năng:

- Tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của MB tới KH.

- Trực tiếp tiếp xúc với KH, tìm hiểu nhu cầu của KH về các dịch vụ của NH.

- Phối hợp với bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện các nghiệp vụ quản lý cho vay đối với KH.

- Tu vấn, đề xuất với truởng phòng các biện pháp khai thác thị truờng.

2.1.3.4. Phòng hỗ trợ tín dụng

- Tổ chức, kiểm soát các hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ tín dụng.

- Trực tiếp thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định.

- Tổ chức, kiểm soát theo dõi tình hình du nợ, thu hồi nợ và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc thu nợ.

- Theo dõi, đề xuất ý kiến thực hiện các danh mục cho vay, đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro.

- Kiểm tra các báo cáo tín dụng, báo cáo giám sát có liên quan.

2.1.3.5. Phòng dịch vụ khách hàng

- Là đầu mối tu vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ KH và tiếp nhận giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của KH.

- Theo dõi, thống kê, phân tích thuờng xuyên các lỗi, trục trặc xảy ra, thông báo để các bộ phận chức năng xác định nguyên nhân, xử lý dứt điểm nhằm giảm thiểu các

khiếu nại, thắc mắc và nâng cao sự hài lòng của KH. - Phối hợp với các phòng ban để xây dựng dữ liệu về KH.

- Cập nhật thuờng xuyên các kiến thức về sản phẩm dịch vụ, quy trình và huớng dẫn đào tạo cho nhân viên nhằm chăm sóc KH tốt hơn.

2.1.3.6. Phòng kế toán

- Kế toán giao dịch

Thực hiện các giao dịch với KH về tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ và các giao dịch vãng lai khác của KH là các tổ chức kinh tế, cá nhân.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ KH theo đúng quy định chung, đảm bảo đầy đủ, chính xác. Tư vấn KH và giải quyết các khiếu nại của KH trong phạm vi thẩm quyển cho phép, đảm bảo mọi bí mật thông tin cho KH.

Liệt kê các giao dịch, sao kê cuối tháng theo phần đảm nhiệm. - Kế toán nội bộ

Kế toán chi tiêu nội bộ.

Kế toán thuế, tài sản và các khoản thanh toán nội bộ trong CN.

2.1.4. Tình hình hoạt động của Chi nhánh

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng TMCP Quân Đội CN Lê Trọng Tấn luôn tự hào là một trong những CN huy động vốn tốt nhất trong toàn hệ thống, phát huy thế mạnh nội bộ, gặt hái được nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ CN có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ giỏi, ham học hỏi, chăm sóc KH tốt và đặc biệt đó là những cán bộ nhân viên có tinh thần đoàn kết cao.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2014 - 2016

Số tiền Số tiền Tuyệtđối đối (%)Tương Số tiền Tuyệtđối đối (%)Tương

Tổng NV huy

Chỉ tiêu Năm 2014 2015Năm 2015/2014 Năm2016 2016/2015 Doanh số Doanh số Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng doanh số cho vay 187.5 202.3 14.8 7.89 314 111.7 55.22 Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng(%) Doanhsố Tỷ trọng(%) Tổng doanh số cho vay 187.5 100 202.3 100 314 100 KHCN 119.45 63.71 128.6 63.56 195.3 62.20 KHDN 68.05 36.29 73.7 36.44 118.7 37.80

(Nguồn : Báo cáo thường niên CNLê Trọng Tấn năm 2014, 2015, 2016)

Có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của CN Lê Trọng Tấn không ngừng tăng trưởng trong các năm qua và đạt được doanh số cao. Huy động vốn năm 2015 đạt 1840.24 tỷ đồng - tăng 35.06% so với năm 2014 và đến năm 2016 đạt 2177.92 tỷ đồng - tăng 18.35% so với năm 2015. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua tốc độ tăng huy động vốn đang giảm đi. Nhận thấy trong hai năm gần đây, toàn hệ thống MB đang có tốc độ tăng trưởng ổn định và chậm dần lại nhưng vẫn có sự phát triển. Đánh giá với tốc độ tăng trưởng đó CN đề ra kế hoạch cho năm 2017 huy động vốn đạt 2363.9 tỷ đồng - tăng 8.54% so với năm 2016.

Để có được con số tăng trưởng ấn tượng như vậy là nhờ MB Lê Trọng Tấn đã áp dụng có hiệu quả các chính sách huy động vốn như áp dụng các hình thức gửi tiết kiệm với chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách chăm sóc KH tốt để thu hút thêm nhiều KH gửi tiết kiệm,... Trong công tác huy động vốn, CN có những thuận lợi nhất định khi có địa bàn năng động là đường Lê Trọng Tấn với nhiều doanh nghiệp, các khu dịch vụ, cửa hàng. Tuy nhiên CN cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nhất là từ sự cạnh tranh từ các NHTM khác trong cùng địa bàn.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Doanh số dư nợ cho vay của MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính : Tỷ đồng

(Nguồn : Báo cáo thường niên CNLê Trọng Tấn năm 2014, 2015, 2016)

Tổng doanh số dư nợ cho vay của CN trong giai đoạn 2014 - 2016 tăng trưởng tốt. Năm 2015 đạt 202.3 tỷ đồng - tăng 7.89% so với năm 2014 . Đặc biệt trong năm 2016 doanh số cho vay đã tăng đột biến đạt 117.7 tỷ đồng - tăng 55.22% so với năm 2015. Chứng tỏ việc tăng cho vay và mở rộng tín dụng của CN đang được chú trọng thực hiện một cách rất sát sao.

Bảng 2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay của MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 Năm 2016 2016/2015 Doanh

số Doanhsố Tuyệtđối Tương đối(%) Doanhsố Tuyệtđối Tương đối(%)

Bảo lãnh

256.8 312.2 55.5 21.6 513.0 200.7 64.3

(Nguồn : Báo cáo thường niên CNLê Trọng Tấn năm 2014, 2015, 2016)

Đối với hoạt động tín dụng, MB Lê Trọng Tấn tập trung đấy mạnh hoạt động cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay của MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính : %

■ KHDN

■ KHCN

Từ biểu đồ trên ta thấy dư nợ của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Điều này cho thấy CN đang đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ và chú trọng tới mảng KHCN, đồng thời cũng là do CN đã thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu rộng rãi cùng các chương trình khuyến mãi, nâng cao dịch vụ chăm sóc KH nhằm thu hút KH, đặc biệt là các KHCN, tạo điều kiện cho sự phát triển đời sống dân cư. Bên cạnh đó ta cũng thấy dư nợ của doanh nghiệp năm 2016 đã tăng gần gấp đôi (tăng 51,91%) so với năm 2015 và dự kiến năm 2017 dư nợ doanh nghiệp cũng sẽ tăng gấp đôi năm 2016 cho thấy CN Lê Trọng Tấn đã và đang chú trọng và quan tâm hơn tới các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các KHDN vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo lãnh,...

2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ

a. Bảo lãnh

Bảng 2.4. Doanh số bảo lãnh của MB Lê Trọng Tấn trong giai đoạn 2014 - 2016

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 48 - 60)

w