Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 95 - 98)

Thứ nhất, về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của NHNN về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các NHTM trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ. Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các NHTM rộng hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số quy định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. NHNN cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiệu các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.

Thứ hai, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của NHNN còn nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề và đặc biệt là các ngành nghề quân sự và liên quan đến Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham mưu,... Đề nghị NHNN có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.

Thứ nhất, ngân hàng TMCP Quân Đội CN Lê Trọng Tấn cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các CN thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả NH và KH.

Thứ hai, các chương trình đào tạo đội ngũ CBTD cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing,... Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ NH mà đặc biệt là CBTD để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NH nói chung và CLTD nói riêng.

Thứ ba, đề xuất Khối quan hệ KH thường xuyên khảo sát các chương trình, gói sản phẩm, lãi suất của các ngân hàng đối thủ để đưa ra sản phẩm có tính cạnh tranh và kịp thời.

Thứ tư, hiện nay, biểu lãi suất cho vay của MB là cao so với lãi suất huy động hiện tại, khiến cho các KH muốn tất toán khoản vay để đi vay NH khác. Đề xuất có biểu lãi suất cho vay mới để đơn vị kinh doanh làm điều chỉnh kịp thời cho các KH.

Thứ năm, đề xuất Khối quan hệ KH khi đưa ra các gói thì vẫn duy trì hoa hồng phí để các đơn vị kinh doanh có thể chăm sóc được đối tác vì hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ có những gói lãi suất ưu đãi hấp dẫn đối tác cũng như KH thì hoa hồng phí cao hơn của MB từ 0. 1% đến 0.3%/ hồ sơ.

Thứ sáu, có chế độ khen thưởng kịp thời và phản ánh đúng năng lực của CBTD.

Thứ bảy, tăng cường hoạt động bán chéo của các CBTD.

3.3.3. Kiến nghị với các cấp ủy chính quyền địa phương

Thứ nhất, tạo cho NH môi trường pháp lý thuận lợi để hoạt động như: cho phép ngân hàng thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vay vón có tính khả thi cao nhưng khó khăn trong tài sản đảm bảo, tạo ra khung pháp lý thuận lợi và phù hợp giúp NH dễ dành hơn trong việc phát mại tài sản thế chấp.

Thứ hai, các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chủ động phối kết hợp với ngân hàng để chủ động theo dõi, quản lý, thu thập thông tin KH vay vốn chính xác, giúp đỡ ngân hàng trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn, giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, tuyên truyền cho người dân hiểu biết về các dịch vụ NH.

Thứ ba, các cơ quan chức năng trên địa bàn cần hỗ trợ NH trong việc tuyên truyền chính sách tín dụng để có hiệu quả nhất đó chính là thông qua chính quyền địa

phương. Thông qua các tô chức chính trị, xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ,... để kết hợp tuyên truyền, phô biến chính sách tín dụng, các văn bản chỉ đạo của NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những tồn tại và hạn chế của Chi nhánh được đề cập ở chương 2, chương 3 đã đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của các biện pháp một cách tốt nhất thì cần có sự phối hợp của các bên có liên quan.Vì thế trong chương này cũng nêu ra một số đề nghị đối với NHNN, Ngân hàng TMCP Quân Đội và chính quyền địa phương.

KẾT LUẬN

Tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại và cũng là một vấn đề được quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây. Tuy vậy, trong việc thực hiện loại hình tín dụng này vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn, vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Lê Trọng Tấn mà cũng là của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Với suy nghĩ đó, em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài

hạn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn” để phần nào đáp

ứng mong muốn này.

Qua thời gian thưc tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Lê Trọng Tấn, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới đất nước. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp, với bản thân của ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Chi nhánh Lê Trọng Tấn cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan để tạo nên một hành lang vững chắc cho ngân hàng phát huy có hiệu quả.

Với hiểu biết của bản thân, lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong bài nghiên cứu vẫn còn nhiều sai sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân tồn tại cùng với các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại nói trên. Nhưng em mong rằng những giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo đối với Ngân hàng, phần nào đưa ra những phương hướng để mở rộng tín dụng trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình tín dụng hiện nay của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Lê Trọng Tấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng, Học viện Ngân hàng

2. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Học viện Ngân hàng

3. Peter Rose, 2001, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính 4. Báo cáo thường niên chi nhánh Lê Trọng Tấn các năm 2014,2015,2016 5. Ke hoạch kinh doanh năm 2017 của chi nhánh Lê Trọng Tấn

6. Quyet định 3504/QĐ-HS.16 Quy định điều kiện chung đối với khách hàng cá nhân

vay vốn theo các sản phẩm cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

7. Quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín

dụng đối với khách hàng

8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

9. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

10. Thông tư 06/2016/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo

đảm an

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 95 - 98)

w