Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 93 - 95)

3.2.4.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ

Đây là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng của NH. Trong quá trình hoạt động thì việc sai sót là không thể tránh khỏi.Vì vậy, NH cần phải kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng sau:

Thứ nhất, giúp Ban Giám đốc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ.

Thứ hai, kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản theo quy định của MB, nếu phát hiện sơ hở, bất hợp pháp dẫn đến không an toàn cho hoạt động của NH.

Thứ ba, hoàn thiện, củng cố, tăng cuờng cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực làm công tác kiểm tra, kiểm soát.

Thứ tư, lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hành các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh, quy chế kinh doanh theo từng quy định về pháp luật của NHNN, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy định của MB.

Thứ năm, đánh giá mức đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH. CLTD nói chung và CLTD trung, dài hạn nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Điều này đòi hỏi NH phải tiến hành công tác này một cách chặt chẽ, thuờng xuyên, liên tục đồng thời yêu cầu cán bộ NH nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công việc kiểm tra, kiểm soát để quan tâm đến công tác này nhằm nâng cao hơn CLTD NH nói chung và CLTD trung và dài hạn nói riêng.

3.2.4.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

CBTD phải có vốn hiểu biết nhất định về thị truờng và lĩnh vực chuyên môn mà KH của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp tới từng món vay. Vì vậy cần có sự chuyên môn hóa trong CBTD, MB Lê Trọng Tấn nói riêng và hệ thống MB nói chung cần cử các cán bộ phụ trách từng mảng tín dụng khác nhau theo trình độ, thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, NH cần mở những lớp huấn luyện, bồi duỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị truờng, công nghệ để không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ.

Muốn nâng cao CLTD thì một yếu tố không thể thiếu đuợc đó là CBTD. Nguời CBTD là nguời am hiểu KH, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng nhu tiền năng phát triển của KH. Ngoài ra CBTD phải có vốn hiểu biết nhất định về thị truờng và lĩnh vực chuyên môn mà KH của mình đang tiến hành sản xuất, kinh doanh vì nó có liên quan gián tiếp tới chất luợng món vay. NH nên phân chia mỗi CBTD phụ trách một mảng cho vay nhất định đuợc chia theo ngành. Tùy theo trình độ, năng lực của từng nguời để ban lãnh đạo phân công công việc sao cho phù hợp. Việc chuyên môn hóa nhu vậy sẽ tạo điều kiện cho CBTD dễ dàng giám sát, sát cánh cùng KH trong vấn

đề quản lý vốn.

Bên cạnh đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nên kinh tế về nhiều mặt như thẩm định đến hạn cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. Rà soát lại đội ngũ cán bộ kinh doanh để điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHTMCP quân đội chi nhánh lê trọng tấn khoá luận tốt nghiệp 104 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w