Khám phá đường tin cậy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 44 - 46)

Trong một mạng hỗn hợp, giao thức định tuyến AODV sử dụng thuật toán tìm đường ngắn nhất theo số chặng và kết quả là trong đường được chọn có thể sẽ xuất hiện các liên kết yếu. Điều này có thể dẫn đến việc thường xuyên xuất hiện đường bị lỗi, ngay cả trong trường hợp các nút mạng di chuyển ít và chậm. Kết quả là tải điều khiển sẽ tăng lên do tiến trình tìm lại đường thường xuyên bị kích hoạt. Để tối thiểu hóa tải điều khiển và tiết kiệm các tài nguyên mạng, trong thiết kế xuyên tầng được đề xuất ở đây, cường độ tín hiệu nhận của gói RREQ được sử dụng để quyết định có chuyển tiếp gói RREQ đi hay không. Khi gói RREQ tới từ các liên kết yếu bị hủy thì tần xuất lỗi đường sẽ được giảm xuống và kết quả là các đường bền vững (tin cậy) hơn sẽ được thiết lập trong bảng định tuyến.

Trong đề xuất này, cường độ tín hiệu nhận của gói RREQ được so sánh với một giá trị ngưỡng cố định được xác định trước và việc ra quyết định có chuyển

tiếp gói RREQ hay không được thực hiện trên cơ sở của ngưỡng này mà không phụ thuộc vào chiều của các nút gửi và nhận gói RREQ. Cách làm này đã làm giảm tần suất lỗi liên kết và tải định tuyến nhưng hiệu năng tổng thể thì chưa được thỏa mãn bởi vì số lượng chặng trên đường tin cậy sẽ tăng lên. Vì vậy, trong đề xuất này, cơ chế ra quyết định chuyển tiếp gói RREQ được thực hiện trên cơ sở chiều truyền hiện tại đang thực hiện là từ nút nhận hay nút gửi. Thêm vào đó, ngưỡng cường độ tín hiệu cũng được điều chỉnh theo tốc độ di chuyển của các nút.

Hình 2.3. Tiến trình khám phá đường tin cậy

Bản chất của thiết kế này được minh họa trong Hình 2.3, trong đó nút A gửi một gói RREQ đi, nút B và C đều nhận được gói này. Khi cường độ tín hiệu nhận tại nút B vượt qua ngưỡng, nó sẽ chuyển tiếp gói RREQ. Tuy nhiên, nút C sẽ hủy bỏ gói RREQ vì nó đã di chuyển ra ngoài biên an toàn được định nghĩa bởi ngưỡng biến đổi theo tính di động. Với thiết kế này, nút C có thể chuyển tiếp gói RREQ nếu nút A và C tiến lại gần nhau hơn, kể cả khi nút C vượt ra ngoài phạm vi giới hạn được xác định bằng giá trị ngưỡng.

Cường độ tín hiệu nhận được (RSS) của gói RREQ được lưu trữ / cập nhật trong Bảng láng giềng (NT) của giao thức định tuyến cùng với địa chỉ của nút láng giềng đã gửi gói RREQ đến nút hiện tại. Khi một nút nhận gói RREQ, nó sử dụng giá trị RSS hiện tại khi nhận gói RREQ và giá trị RSS tương ứng trong Bảng láng giềng để phát hiện chiều di chuyển giữa nút gửi và nút nhận. Nếu

RREQ Chuyển tiếp A C B Hủy Phạm vi truyền của A Phạm vi giới hạn do ngưỡng

giá trị RSS hiện tại lớn hơn giá trị RSS trong Bảng láng giềng thì hai nút đang di chuyển tới gần nhau, ngược lại thì chúng đang di chuyển ra xa nhau. Ý tưởng thiết kế này được minh họa bằng sơ đồ luồng trong Hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ luồng của giao thức xuyên tầng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)