Tổng kết chương 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 60 - 62)

Các rằng buộc về năng lượng và băng thông, vấn đề truyền dữ liệu đa chặng và topo động của mạng ad hoc di động đã có được những quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu về các lĩnh vực đa ăng ten, mã hóa, điều khiển năng lượng, lập lịch, định tuyến có nhận biết trễ và năng lượng và tương thích với ứng dụng. Nhưng phần đa các nghiên cứu vẫn tập trung vào các tầng độc lập mà bỏ qua vai trò quan trọng của sự tương tác giữa các tầng. Khi ngăn xếp giao thức được thiết kế và hoạt động một cách độc lập với các giao tiếp tĩnh giữa các tầng, nó đã làm đơn giản hóa rất nhiều thiết kế mạng. Tuy nhiên, tính không linh hoạt và phương pháp tối ưu cục bộ của cách tiếp cận theo tầng độc lập đã làm tăng tải điều khiển trong quá trình hoạt động. Do đó, các phương pháp thiết kế theo cách tiếp cận xuyên tầng thông qua việc chia sẻ các tham số tương tác giữa các lớp như trạng thái liên kết, tắc nghẽn, cường độ nhiễu, yêu cầu QoS, cường độ tín hiệu, v.v., là những thiết kế hiện đại làm tăng hiệu năng mạng. Thông thường, Tầng MAC và Tầng Định tuyến không liên quan đến việc xử lý thông tin liên quan đến cường độ tín hiệu. Tuy nhiên, nếu nó được những thông tin này từ Tầng Vật lý được cung cấp cho tầng trên để chúng nhận biết chất lượng của liên kết, thì hoàn toàn có thể có các cơ chế phù hợp để tiết kiệm năng lượng và lựa chọn liên kết nhằm hình thành tuyến đường tin cậy.

Chương này đã trình bày chi tiết về ba nghiên cứu đề xuất tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng cho mạng ad hoc di động bao gồm: (1) Phương pháp tối ưu hóa năng lượng trên cơ sở cường độ tín hiệu nhận; (2) Phương pháp định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng cảm biến và (3) Phương pháp định tuyến trên cơ sở nhận biết chất lượng liên kết.

Phương pháp tối ưu hóa năng lượng trên cơ sở cường độ tín hiệu nhận đề xuất thiết kế xuyên tầng để thu thập thông tin về cường độ tín hiệu nhận từ Tầng Vật lý, truyền tới tầng MAC và định tuyến để thực hiện các cơ chế hội thoại năng lượng, loại bỏ các liên kết một chiều và thuật toán khám phá đường

tin cậy để cải tiến hiệu năng của giao thức định tuyến AODV nhằm tiết kiệm năng lượng.

Mạng cảm biến là một loại mạng ad hoc đặc biệt bao gồm một nút xử lý dữ liệu và các nút cảm biến. Yêu cầu tiết kiệm năng lượng và tài nguyên trong mạng cảm biến là một yêu cầu được đặt lên hàng đầu khi thiết kế giao thức dành cho mạng này. Giao thức EADV được đề xuất nhằm tối ưu hóa năng lượng cho mạng cảm biến. Nó sử dụng chiến lược định tuyến ngắn đa chặng để hình thành đường định tuyến qua các liên kết mạnh và tin cậy trên cơ sở thông tin của các nút láng giềng và thông tin về giá của đường và hoạt động cơ chế định tuyến ngắn đa chặng.

Phương pháp định tuyến trên cơ sở nhận biết chất lượng liên kết đề xuất giao thức LA-AODV nhằm cải tiến giao thức AODV để đạt được hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn cho mạng ad hoc di động. Ý tưởng chính của việc tìm ra một con đường mạnh trong giao thức LA-AODV là chuyển tiếp gói RREQ với tỷ số cường độ tín hiệu trên nhiễu cao nhất trong số nhiều gói RREQ nhận được. Trong trường hợp có các gói RREQ thuộc phạm vi δ (dB) tính từ giá trị tỷ số SINR cao nhất, gói đầu tiên trong số chúng được chọn nhằm phù hợp với tính động của SINR.

CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU NĂNG ĐỊNH TUYẾN CỦA MẠNG AD HOC DI ĐỘNG BẰNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN CLPC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)