Do thuật toán chuyển tiếp RREQ tìm được đường mạnh gồm các liên kết mạnh, giao thức LA-AODV được đề xuất nhằm tăng hiệu suất truyền dữ liệu. Lưu ý rằng hoạt động khám phá đường của LA-AODV khác với AODV nhưng không có sự khác biệt đáng kể trong việc bảo trì đường. Vì vậy việc triển khai giao thức LA-AODV có thể dễ dàng được thực hiện.
Hình 2.12 cho thấy quá trình chuyển tiếp gói RREQ nhận biết chất lượng liên kết được đề xuất và các kết quả của nó cho ví dụ tương tự như trong Hình 1. Trong quá trình tìm đường ở Hình 2.12(a), nút b chuyển tiếp gói RREQ đến từ nút a thay vì đến từ nút s vì gói RREQ từ nút b có chất lượng liên kết tốt hơn (SINR cao hơn). Trong thuật toán chuyển tiếp RREQ được đề xuất, các nút trung gian chuyển tiếp gói RREQ có SINR cao nhất trong số các gói RREQ nhận được cho thời gian chờ RREQ được xác định trước sau khi nhận được RREQ đầu tiên. Trong trường hợp có nhiều gói RREQ có giá trị SINR sai khác trong phạm vi δ dB so với SINR cao nhất, gói RREQ đầu tiên trong số những
gói này sẽ được chọn để phù hợp với tính động của SINR. Hình 2.12(b) minh họa quá trình phân phối dữ liệu sau tiến trình khám phá đường, trong đó dữ liệu được phân phối ở tốc độ 2 Mbs với 3 chặng. Vì vậy, thông lượng của tuyến là 2 Mbps, gấp đôi thông lượng 1 Mbps trong các giao thức thông thường như trong Hình 2.10(b). Kết quả này là do các liên kết mạnh <s, a> và <a, b> hình thành đường tìm được đã thay thế cho liên kết yếu <s, b>. Ngay cả khi nút b di chuyển như trong Hình 2.12(c), việc phân phối dữ liệu vẫn diễn ra thành công với cùng thông lượng 2 Mbs mà không làm giảm hiệu suất. Nếu nút b di chuyển xa khỏi nút a hoặc nút d, thông lượng có thể bị giảm nhưng đường vẫn có thể tồn tại. Hình 2.12(d) cho thấy một ví dụ khác về phân phối dữ liệu trong trường hợp môi trường mạng không ổn định và có topo biến đổi. Nếu nhiễu tăng lên làm đến chất lượng liên kết thay đổi, SINR của gói được truyền từ nút a bị giảm nhưng liên kết <a, b> vẫn đủ mạnh để nhận gói mà không bị lỗi và do đó nút b vẫn có thể nhận gói thành công ở tốc độ dữ liệu thấp hơn (ví dụ: 1 Mbps). Lưu ý ở đây là tốc độ truyền dữ liệu bị giảm (tức là, từ 2 Mbps xuống 1 Mbps trong hình) vì SINR bị giảm do nhiễu trên liên kết <a, b> tăng.
Trong các giao thức thông thường như AODV, chỉ có gói RREQ đầu tiên đến được nút trung gian chuyển tiếp và các gói khác bị bỏ qua. Lý do căn bản của thiết kế như vậy là nó tìm ra con đường ngắn nhất (đường có số chặng nhỏ nhất) bởi vì gói đến đầu tiên là gói đi qua đường có số chặng nhỏ nhất từ nút nguồn. Mục tiêu của các giao thức định tuyến thông thường là khám phá đường có số chặng nhỏ nhất. Tuy nhiên, đường có số chặng nhỏ nhất không có nghĩa là đường tốt nhất. Cách tiếp cận được đề xuất ở đây có thể tìm ra đường không có lộ trình ngắn nhất về số chặng. Tuy nhiên, đường được tìm thấy trong giao thức LA-AODV là đường có độ tin cậy và tốc độ truyền dữ liêu dữ liệu cao hơn vì nó bao gồm các liên kết mạnh, dẫn đến thông lượng cao và khả năng định tuyến mạnh.
Hình 2.11. Minh họa quá trình chuyển tiếp gói RREQ của giao thức LA- AODV
Hoạt động của giao thức LA-AODV tương đối giống với giao thức AODV ngoại trừ thuật toán chuyển tiếp gói RREQ được trình bày ở trên. Do đó, giao thức LA-AODV có thể được triển khai một cách dễ dàng bằng cách chỉ thiết kế lại mô-đun chuyển tiếp RREQ trong AODV và điều chỉnh một số mô-đun liên quan một cách thích hợp. Lưu ý rằng thuật toán chuyển tiếp RREQ được đề xuất là khả thi vì SINR có thể đo được mà không cần hỗ trợ thêm tại máy thu.