Kiến trúc xuyên tầng trong giao thức CLPC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 62 - 63)

Trên cơ sở các nghiên cứu về vấn đề định tuyến nhằm tối ưu hóa năng lượng cho mạng ad hoc di động theo cách tiếp cận xuyên tầng đã được trình bày trong chương 2, các tác giả Ahmed, Kumaran, Syed và Subburam [1] đã đề xuất phương pháp thiết kế xuyên tầng để điều chỉnh lại thiết kế của giao thức AODV thành giao thức CLPC (the Cross-Layer design approach for Power Control) có hiệu năng cao hơn và mức độ hiệu quả khi sử dụng năng lượng cao hơn trong mạng ad hoc di động.

Kiến trúc xuyên tầng này cho phép điều chỉnh năng lượng truyền được tạo ra tại tầng Vật lý sau khi một nút nhận được thông tin về Cường độ tín hiệu nhận (RSS) của các nút láng giềng. Việc điều chỉnh năng lượng truyền sẽ giúp cho nút này thay đổi động phạm vi truyền ở tầng Vật lý vì năng lượng truyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phạm vi truyền. Thông tin RSS này được truyền từ tầng Vật lý lên tầng Mạng để nó có thể đưa ra các quyết định tối ưu trong các giao thức định tuyến. Ưu điểm chính của kiến trúc này là cho phép các tầng phía trên (tầng MAC và tầng Mạng) truy cập thông tin từ tầng Vật lý. Hình 3.1 minh họa tương tác xuyên tầng trong kiến trúc này.

Đối với giao thức AODV, đường được chọn cài đặt vào bảng định tuyến và chuyển tiếp dữ liệu là đường ngắn nhất về số chặng. Vì vậy, đường này sẽ được hình thành từ các liên kết dài và yếu dẫn đến mức độ ổn định và tính bền vững của đường không cao. Đây cũng là một nhược điểm khi giao thức AODV chỉ được thiết kế và hoạt động dựa vào các thông tin tại tầng định tuyến (tầng Mạng). Thiết kế xuyên tầng của giao thức CLPC nhằm cải tiến nhược điểm này của giao thức AODV với cơ chế thu thập thông tin về Cường độ tín hiệu nhận (RSS) phục vụ cho thuật toán điều chỉnh năng lượng truyền và thiết kế lại tiến trình tìm đường cũng như tiến trình tìm lại đường

khi đường bị lỗi. Thiết kế xuyên tầng của giao thức CLPC được minh họa trong Hình 3.1.

Hình 3.1. Thiết kế xuyên tầng của giao thức CLPC

Trong thiết kế này các tầng sau được kết nối với nhau để hoàn thành một tập các nhiệm vụ sau:

 Tầng Vật lý: Điều kiển năng lượng truyền, điều chế tín hiệu và mã hóa dữ liệu.

 Tầng Liên kết dữ liệu: Điều khiển hàng đợi, nhận biết tắc nghẽn nhận biết mất mát gói tin.

 Tầng Mạng: Giải quyết tắc nghẽn và định tuyến tối ưu

 Tầng Chuyển vận: Cung cấp các dịch vụ UDP

 Tầng Ứng dụng: Cung cấp các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)