Điều khiển động năng lượng truyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 63 - 66)

Có rất nhiều công việc liên quan đến việc quản lý năng lượng của các giao thức của mạng ad hoc di động. Nếu không có cơ chế điều khiển năng lượng truyền một cách hiệu quả, việc truyền gói tin có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiếu ổn định của các liên kết, bởi RSS yếu và nhiễu. Chất lượng của RSS luôn phụ

thuộc vào năng lượng của nút phát quảng bá tín hiệu. Điều này có nghĩa là tín hiệu quảng bá từ một nút sẽ di chuyển vô hướng tới các nút láng giềng 1 chặng từ nút phát.

Thuật toán 2. Điều chỉnh năng lượng truyền

1. Khởi tạo gói Hello để thu thập thông tin RSS của các láng giềng 2. Lấy số lượng các nút láng giềng và giá trị RSS của chúng

3. Nút nhận kiểm tra bảng định tuyến của mình giá trị RSS của các nút láng giềng 4. Nếu giá trị đã tồn tại

Cập nhật bảng định tuyến 5. Ngược lại

Lưu trữ giá trị mới 6. Tính giá trị RSS trung bình

7. Nếu giá trị RSS của nút láng giềng < RSS trung bình Tìm giá trị RSS trung bình thấp (AMin_RSS) 8. Ngược lại

Tìm giá trị RSS trung bình cao (AMax_RSS) 9. Phân chia 3 vùng truyền thông

a. Vùng RSS trung bình b. Vùng AMax_RSS c. Vùng AMin_RSS

10. Mọi nút điều chỉnh năng lượng truyền trên cơ sở giá trị AMax_RSS

Giả sử mọi nút đều có cùng khoảng cách truyền. Khoảng cách này có thể được thay đổi phụ thuộc vào độ hội tụ của các nút láng giềng 1 chặng. RSS của mỗi nút được lấy từ tầng MAC. Thông tin này là cơ sở để nút hiện tại quyết định chế độ phát tín hiệu cường độ cao hoặc thấp. Sau khi tính toán RSS, nút này sẽ quảng báo thông tin này cho các nút láng giềng 1 chặng bằng các gói tin Hello (xem Thuật toán 2). Các nút láng giềng sử dụng thông tin trong gói Hello nhận được để cập nhật RSS của mọi nút trong bảng định tuyến. Sau đó, mỗi nút sẽ tính toán giá trị RSS trung bình của các nút láng giềng và xác định 3 vùng truyền thông (vùng nhỏ nhất, vùng trung bình và vùng lớn nhất).

Các công thức từ (6) đến (8) được sử dụng để tìm ra các giá trị ngưỡng (Amin_RSS, Amax_RSS và A_RSS). Gọi n là số nút láng giềng 1 chặng của một nútvà RSSi là cường độ tín hiệu của nút láng giềng Xi tại nút hiện tại. Cường độ tín hiệu nhận trung bình (A_RSS) của các nút láng giềng 1 chặng tại một nút được tính theo công thức (6):

𝐴_𝑅𝑆𝑆 = ∑𝑛𝑖=1𝑅𝑆𝑆𝑖

𝑛 (6)

Gọi Min_node và Max_node là tập các nút láng giềng có RSS nhỏ hơn và lớn hơn A_RSS, giá trị RSS trung bình của hai tập này được tính theo công thức (7) và (8): 𝐴𝑀𝑖𝑛_𝑅𝑆𝑆 = ∑ 𝑅𝑆𝑆𝑖 𝑀𝑖𝑛_𝑛𝑜𝑑𝑒 𝑖=1 𝑀𝑖𝑛_𝑛𝑜𝑑𝑒 , 𝑣ớ𝑖 𝑅𝑆𝑆𝑖 < 𝐴_𝑅𝑆𝑆 (7) 𝐴𝑀𝑎𝑥_𝑅𝑆𝑆 = ∑ 𝑅𝑆𝑆𝑖 𝑀𝑎𝑥𝑛𝑜𝑑𝑒 𝑖=1 𝑀𝑎𝑥𝑛𝑜𝑑𝑒 , 𝑣ớ𝑖 𝑅𝑆𝑆𝑖 > 𝐴_𝑅𝑆𝑆 (8)

Mọi nút sẽ sử dụng các giá trị này (AMin_RSS, AMax_RSS và A_RSS) để xác định vùng truyền thông của mình. Giá trị RSS luôn tỷ lệ nghịch với khoảng cách truyền (RSS nhỏ có thể bao phủ khoảng cách truyền lớn. Giá trị AMin_RSS bao trùm vùng truyền thông lớn nhất, trong khi giá trị AMax_RSS lại bao trùm vùng truyền thông nhỏ nhất. Hình 3.2 minh họa các vùng truyền thông trên cơ sở các giá trị RSS của các nút láng giềng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa cơ chế sử dụng năng lượng của các nút di động nhằm nâng cao hiệu năng định tuyến trong mạng AD hoc (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)