Thực trạng của việc dạy đọc – hiểu tác phẩm thơ cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng việt nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 28 - 29)

1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam (trong đó có dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS), các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn đều có ý thức tìm hiểu những phương pháp dạy học tiến bộ, vận dụng những kỹ thuật mới vào trong dạy học để tăng sự hứng thú của học sinh trong các giờ học và tăng hiệu quả giờ học.

Đầu năm học 2018 – 2019, GV đã được tập huấn, bồi dưỡng rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là về việc thiết kế giáo án theo 5 hoạt động: Khởi động, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng. Nhưng, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chính thức về các giáo án mẫu để GV tham khảo trong quá trình thiết kế bài dạy của mình.

Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện chương trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá

nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.

Nhiều giáo viên văn chưa sử dụng được hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài đủ sức lôi cuốn học sinh tham gia giờ học với tinh thần chủ động, tích cực và say mê. Có những giáo viên còn lúng túng trong việc thiết lập hoạt động khởi động ở mỗi bài học hay có những câu hỏi chỉ mang tính chất tái hiện kiến thức, không phong phú, đa dạng. Thậm chí, có giáo viên chưa biết khai thác, tận dụng triệt để và linh hoạt các câu hỏi có sẵn trong SGK.

Trong chương trình Ngữ Văn 12 ban Cơ bản có các văn bản thuộc giai đoạn thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1954 đó là: Tây Tiến (Quang Dũng),

Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu). Việc nghiên cứu các văn bản này được quan tâm khá sâu sắc, việc giảng dạy đã được áp dụng nhiều phương pháp trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, việc giảng dạy phần chương trình này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân phải kể đến việc một sô thầy cô giáo trong bộ môn Ngữ văn vẫn có quan niệm dạy văn theo kiểu truyền thống: thầy cô giảng văn thật hay, bay bổng; học trò say sưa lắng nghe. Hoạt động nhóm của học sinh cũng như hướng dẫn HS tự học không được chú ý đến. Về phía HS, nhiều HS vẫn theo lối học thụ động trước kia, vẫn có tâm lý trông chờ, dựa dẫm vào GV nên HS vẫn chưa phát huy hết năng lực của bản thân.

Một số khó khăn khi tiến hành dạy đọc – hiểu các tác phẩm thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đó là: Việc dạy các tác phẩm này đang gặp nhiều khó khăn do cách biệt về hoàn cảnh lịch sử, đời sống, quan điểm nghệ thuật giữa các nhà văn, giữa các thời đại khác nhau; thiếu thốn các trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo,… cho giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng việt nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)