3.1 Về vấn đề tích hợp
⁕ Thứ nhất, giáo viên trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về kiến thức tích hợp liên môn
Phần kiến thức chung về tích hợp liên môn đã được đề cập đến ở chương 1 của sáng kiến. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh một số vấn đề sau:
- Giáo viên cung cấp trước cho học sinh những chủ đề cần thiết của bài học cũng như phạm vi kiến thức liên môn phục vụ cho bài học ấy.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm học sinh và yêu cầu hoàn thành sản phẩm trong một thời gian nhất định.
⁕ Thứ hai, giáo viên tiến hành phân loại các tác phẩm văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo nhóm tác phẩm
- Nhóm 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Nhóm 2: Các tác phẩm thơ ca cách mạng: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu), Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm).
- Nhóm 3: Các tác phẩm văn xuôi cách mạng: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
⁕ Thứ ba, giáo viên lập kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn trong những
bài học cụ thể
Kế hoạch này cần thiết phải được lập từ đầu năm học bởi việc tìm hiểu những kiến thức liên môn liên quan đến chủ đề bài học cần nhiều thời gian đầu tư.
Lập kế hoạch xong, giáo viên bắt tay thiết kế giáo án dạy học có vận dụng kiến thức liên môn.
⁕ Thứ tư, khi thiết kế giáo án tích hợp, liên môn, giáo viên đều tuân thủ các bước:
- Xác định mục tiêu của bài học.
- Xác định nội dung tích hợp kiến thức liên môn.
- Xác định các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh. - Xác định các phương pháp dạy học phù hợp.
- Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy. - Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
3.2 Về vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
⁕ Thứ nhất, GV nghiên cứu kỹ các tài liệu về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS, đặc biệt là cách tổ chức hoạt động học và hướng dẫn HS tự học.
- Các hình thức hoạt động của HS như: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp đôi, hoạt động theo nhóm, hoạt động cả lớp,…
- Về vấn đề tự học, xét theo con đường và không gian học tập thì tự học có thể diễn ra theo các hình thức sau: (1) Tự học không theo con đường nhà trường, học thông qua thực tế, hình thức này phổ biến ngoài đời sống xã hội, học qua giao tiếp, học qua lao động, học qua các thông tin đại chúng,…(2) Tự học ở trường lớp, có các hình thức: Tự học ngoài giờ trên lớp (có GV hay tài liệu hướng dẫn, hoặc không); Tự học trên lớp (có sự trợ giúp trực tiếp của GV hay người hướng dẫn, hoặc qua tài liệu hướng dẫn). Ngoài ra, tự học ở nhà có một vai trò quan trọng đối với thành tích học tập của HS. Quá trình tự học thường
được diễn ra theo các giai đoạn: tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự điều chỉnh và vận dụng. Mỗi giai đoạn vừa nêu trên có các bước cơ bản để thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học.
Bước 2. Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề.
Bước 3. Hệ thống hoá kiến thức. Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có.
Bước 4. Tự thể hiện, chỉ có thể nhận xét, đánh giá được sản phẩm học ở giai đoạn học cá nhân, khi được HS thể hiện (diễn đạt) lại theo mức độ nắm vững kiến thức.
Bước 5. Thảo luận, sau khi biểu đạt như ở bước 4, dưới sự giúp đỡ của GV hay người có hiểu biết (như ông, bà, cha, mẹ hay anh, chị,…), HS thảo luận, tranh luận về các điều mới học được của mình.
Bước 6. Tự đánh giá. Lúc này HS cần tự đánh giá việc học, dựa vào các hướng dẫn đã có.
Bước 7: Tự điều chỉnh. Sau khi tự đánh giá người học tự đối chiếu, tự nhận ra những chỗ sai sót, xác định nguyên nhân, rồi từ đó tự sửa lại nội dung kiến thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học sao cho ngày càng phù hợp.
Bước 8. Vận dụng kiến thức: Trên cơ sở đã nắm vững kiến thức, HS phải tự nhận ra được ý nghĩa, giá trị của từng kiến thức, kĩ năng đó và sử dụng được vào những tình huống khác nhau.
⁕ Thứ hai, GV cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh một số vấn đề sau:
Cung cấp trước cho học sinh những chủ đề cần thiết của bài học cũng như phạm vi kiến thức liên môn phục vụ cho bài học ấy; Giao nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm học sinh và yêu cầu hoàn thành sản phẩm trong một thời gian nhất định.
⁕ Thứ ba, GV nắm vững quy trình xây dựng bài học: Gồm 6 bước như sau: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học; Xây dựng nội dung chủ đề bài học; Xác định mục tiêu bài học; Xác định và mô tả mức độ yêu cầu; Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể; Thiết kế tiến trình dạy học bài học. Các hoạt động của HS trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau: Tình huống xuất phát; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng, mở rộng.
⁕ Thứ tư, trong các giờ học, GV cần tạo một tâm thế học tập thoải mái
cho HS thông qua: sự tác động bằng tình cảm (thực sự quan tâm đến HS, biết
lắng nghe, chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư của HS, từ đó, tạo niềm tin, xóa bớt khoảng cách giữa GV với HS,…); xây dựng không khí lớp học khoa học, sinh động, kích thích sự hứng thú học tập của HS (GV có thể tạo không khí lớp học bằng cách dẫn các chuyện vui, câu thơ, câu văn hay, đặt vấn đề bất ngờ, gây sự chú ý bằng các tranh ảnh, sơ đồ, các đoạn vi deo,…). Có một nhà giáo dục đã
nói: Một ông thầy mà không dạy được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là
đập búa trên sắt nguội mà thôi. Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp
mang lại sẽ kích thích HS tích cực làm việc, HS sẽ chủ động đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng, kết quả là HS nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
⁕ Thứ năm, GV cần linh hoạt, đa dạng trong phương pháp: GV luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học; GV đưa ra các tình huống có vấn đề, rồi kích thích hứng thú cho HS và khéo léo đưa HS vào những tình huống ấy để HS từng bước chiếm lĩnh kiến thức, thúc đẩy khả năng tự học, hiểu và sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn. Ngữ văn là môn học đặc thù, phản ánh thực tế cuộc sống qua hoàn cảnh, tính cách, số phận nhân vật. Nhiều kỹ năng, kiến thức các em học sẽ được vận dụng rất nhiều vào tình huống của cuộc sống. Vì vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống là việc làm cần thiết để gây hứng thú học tập cho HS.
⁕ Thứ sáu, GV tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng
hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn
phim, tranh ảnh, ngâm khúc, bài thơ được phổ nhạc,…vào quá trình giảng dạy không những tạo không khí hứng thú học tập mà đó còn là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để HS nhận biết, hiểu bài sâu sắc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi môi GV cần năm vững quy trình về soạn giáo án điện tử. Qua quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: về nội dung, bài giảng điện tử khi trình bày nội dung lý thuyết cần cô đọng và được minh họa sinh động có tính tương tác cao mà các phương pháp giải bằng lời khó diễn tả. Về phần trình bày, mỗi bài giảng điện tử phần thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau: đầy đủ (GV phải chuyển tải đầy đủ các yêu cầu của bài học), chính xác (khi GV chuyển tải âm thanh, hình ảnh, video hay một số ví dụ về các phần nội dung của bài học phải đảm bảo không có thông tin sai sót), trực quan (màu chữ, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, video cần phải sinh động, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học),…
⁕ Thứ bảy, GV lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn. Giáo dục bằng trò chơi là một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lông ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với các phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực với yêu cầu đổi mới hiện nay. Một số trò chơi có thể vận dụng đó là: Ô chữ, Hùng biện, Tiếp sức, Điền
bảng, Rung chuông vàng,… Quy trình thực hiện trò chơi như sau:
Bước 2: GV nêu thể lệ trò chơi.
Bước 3: HS tiến hành chơi trò chơi (với tư cách cá nhân hoặc một nhóm), dưới sự kiểm soát của GV.
Bước 4: GV đánh giá, cho điểm hoặc phát phần thưởng tùy theo sự đóng góp của cá nhân học nhóm.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu thơ - cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ Văn 12.
II. Xây dựng nội dung chủ đề bài học
- Tiết 1 / Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) (Tiết 1). - Tiết 2 / Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) (Tiết 2). - Tiết 3 / Đọc văn – Tự chọn: Tây Tiến (Quang Dũng).
- Tiết 4 / Đọc văn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) (Tiết 1). - Tiết 5 / Đọc văn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) (Tiết 2). - Tiết 6 / Đọc văn – Tự chọn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu).
III. Xác định mục tiêu bài học1. Về kiến thức 1. Về kiến thức
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc đoạn trích (Tây Tiến - Quang Dũng, Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu): sự đa dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác; ý nghĩa nhân văn; những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: thơ thất ngôn, thơ lục bát. - Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
2. Về kĩ năng
- Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ văn bản Khái quát
văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX vào việc
đọc hiểu các tác phẩm hoặc đoạn trích (Tây Tiến - Quang Dũng, Việt Bắc (Trích
Việt Bắc – Tố Hữu).
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để đọc hiểu văn bản.
- Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong tác phẩm.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay.
- Khái quát những đặc điểm của thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua các bài đã đọc.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những tác phẩm thơ cách mạng khác của Việt Nam; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những văn bản đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những văn bản đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
- Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Về thái độ
- Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
- Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, về vẻ đẹp kiêu hùng của thiên nhiên đất nước.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt Bắc.
- Sự trân trọng, tri ân đối với nhân dân – những người có vai trò to lớn đối với đất nước.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình.
- Cách thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình, đối với làng xóm, bạn bè…
- Có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc cho hôm nay và mai sau.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
4. Các phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh
4.1 Phẩm chất
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4.3 Năng đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực đọc – hiểu thơ cách mạng Việt Nam theo đặc điểm thể loại. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (qua việc tìm hiểu, lý giải từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm).
- Năng lực tư duy so sánh (qua việc so sánh nét độc đáo của mỗi tác phẩm và nét riêng biệt trong phong cách của từng tác giả).
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, thuyết trình bằng powerpoint.
5. Để nắm được các yêu cầu được đặt ra trong bài học, học sinh cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn như sau:
Môn học Bài liên quan đến chủ đề tích hợp
Nội môn Tiếng Việt Tiếng Việt 7, Bài: Từ Hán Việt.
Liên môn
Lịch sử
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí
Minh (1946)
Lịch sử 12, Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)
Địa lý
Địa lý 12, Bài 3: Lược đồ Việt Nam
Địa lý 12, Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh
thổ
Địa lý 12, Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Địa lý 12, Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa
Địa lý 8, Bài 23: Giới hạn và phạm vi lãnh thổ
Việt Nam
Địa lý 8, Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
GDCD
GDCD 9, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc
GDCD 9, Bài 17: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc GDCD 10, Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu của xã hội
GDCD 10, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
GDCD 11, Bài 12: Chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường
GDCD 11, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
GDCD 12, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển
của công dân
Công nghệ Công nghệ 8, Chương 1, Bài 1: Vai trò của bản
vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
Sinh học Sinh học 10, Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng