Kết luận chƣơng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

1. Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu, đánh giá thực trạng các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố c liên quan đến đề tài luận án cho thấy các tác giả giải quyết được một số nội dung cơ bản về ĐKGDC, tuy các t i liệu nghiên cứu về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH còn rất ít ỏi nhưng những nguồn tài liệu quý báu đ l cơ sở để NCS tham khảo có chọn lọc, kế thừa và phát triển những nội dung mới của luận án

2. ĐKGDC là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế phát triển thị trường nhằm thúc đẩy nhanh việc giao kết hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch.Trên thế giới, ĐKGDC đã được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến từ thế kỷ 19 trong các sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ đại trà, do đ , pháp luật điều chỉnh ĐKGDC cũng xuất hiện sớm trong khoa học pháp lý ở những nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam chỉ mới được các nhà lập pháp chú ý trong những năm gần đ y cùng với nhu cầu bức thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các ĐKGDC trái pháp luật. Những nội dung đã tổng hợp tại chương 1 l cơ sở để NCS phát triển s u hơn những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, phân tích thực trạng ĐKGDC trong hợp đồng BHHH ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về ĐKGDC, từ đ gợi mở cho pháp luật Việt Nam.

3. Từ tổng quan nghiên cứu tài liệu ở Việt Nam, có thể khẳng định chưa c một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH. Trong điều kiện từng bước hoàn thiện pháp luật, để có thể tham gia và nắm bắt được những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận lý và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH là lựa chọn hoàn toàn mới, lần đầu tiên được tiếp cận.

hƣơng 2

NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA CHUNG TRONG HỢP ỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA

2.1. Những vấn đề lý luận chung về điều kiện giao dịch chung

2.1.1. Khái niệm điều kiện giao dịch chung

ĐKGDC xuất hiện và sử dụng phổ biến trên thế giới từ khoảng giữa thế kỷ 19 do khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục cho vô số các khách hàng nên vấn đề “tiêu chuẩn h a” các điều khoản của các hợp đồng mua bán đã được đặt ra. Với sự phát triển của nền sản xuất hàng loạt ngày càng tiêu chuẩn hóa, các doanh nghiệp c xu hướng sử dụng nhiều hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung để áp dụng cho tất cả các giao dịch với các đối tác đơn lẻ. Điều này giúp giảm chi phí, giảm rủi ro (rủi ro pháp lý: các điều khoản sau khi đã phát sinh tranh chấp được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi), từ đ giảm chi phí cho xã hội [50]. Việc soạn thảo các ĐKGDC l m điều khoản mẫu áp dụng cho các hợp đồng có số lượng khách hàng lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần đã thúc đẩy việc giao kết hợp đồng một cách thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức cho các bên giao kết hợp đồng. Do vậy, đòi hỏi bên soạn thảo hợp đồng vừa phải củng cố uy tín thương mại của họ và vì vậy cũng mang lại lợi ích cho bên giao kết hợp đồng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa và tốc độ cao của các giao dịch, các ĐKGDC ng y c ng được áp dụng phổ biến.

ĐKGDC, tiếng Anh là General terms and conditions, trong đ , “terms and

conditions” được lý giải là những điều khoản, điều kiện; “general” c nghĩa l chung, nếu ĐKGDC được sử dụng trong các hợp đồng thì chung c nghĩa l những điều khoản, điều kiện n y được áp dụng chung cho các chủ thể có giao dịch cùng loại. Do vậy, có thể hiểu ĐKGDC l những điều khoản, điều kiện do một bên soạn thảo sẵn có tính tiêu chuẩn, ổn định mà bên khách hàng (tiềm năng) không thể thỏa thuận làm thay đổi các điều khoản, điều kiện đ .

Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ Điều kiện giao dịch chung, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn chưa c sự thống nhất về mặt thuật ngữ. Có nhiều thuật ngữ khác nhau như contracts of adhesion hay boilerplate contract (hợp đồng gia nhập), standard form contracts hay standard terms of contracts (hợp đồng mẫu)... tuỳ thuộc v o quan điểm của mỗi học giả hay điều kiện lịch sử - xã hội v cách tiếp cận khác nhau của hệ thống pháp luật các nước. Tất cả những thuật ngữ n y đều được mô tả để chỉ những điều khoản, điều kiện được một bên soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng khách h ng, phía bên khách h ng không được thương lượng các điều khoản của hợp đồng mà chỉ có thể đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng đ .

Trước hết là thuật ngữ hợp đồng gia nhập, tiếng Anh là adhesion contract, có nguồn gốc từ Luật dân sự cộng hòa Pháp nhưng không được học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ chấp nhận cho tới khi tạp chí luật học của đại học Havard công bố năm 1919 công trình của Edwin W. Patterson v ngay sau đ phần lớn được các tòa án Mỹ chấp nhận và sử dụng.

Theo từ điển Deluxe lack s Law Dictionary, hợp đồng gia nhập là một dạng hợp đồng được tiêu chuẩn h a để đề nghị tới NTD hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên cơ sở chọn nó hoặc từ bỏ n , không cho NTD cơ hội thực tế để thỏa thuận và theo những điều kiện rõ ràng rằng NTD không thể c được sản phẩm hoặc dịch vụ trừ khi chấp nhận hợp đồng theo mẫu.

Với Friedrick Kessler [50], hợp đồng gia nhập (adhesion contract) bao gồm các ĐKGDC được soạn sẵn bởi một bên, bên còn lại muốn giao kết hợp đồng thì phải gia nhập hợp đồng đ , tức là chấp nhận những điều khoản do bên soạn thảo đặt ra, chỉ có thể lựa chọn ký kết hợp đồng để sử dụng hàng hóa/dịch vụ, hoặc không ký kết và không sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Hợp đồng gia nhập, dù có sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nhưng thiếu đi đặc điểm cơ bản của hợp đồng, đ l quyền đ m phán của các bên.

Theo Arthur Lenhoff [45], hợp đồng thể hiện rằng các giao dịch được hình thành không phải trên cơ sở đ m phán để đạt được sự cân bằng lợi ích giữa các bên. Khách hàng, nếu tham gia giao dịch, thì phải chấp nhận các điều khoản do doanh

nghiệp đưa ra – chỉ có một số rất ít điều khoản có thể thỏa thuận thì đ l Contracts of adhesion, tức hợp đồng gia nhập.

Khi nghiên cứu về pháp luật hợp đồng của Đức, Thomas Zerres lại sử dụng một thuật ngữ khác đ l điều khoản mẫu để mô tả cho hiện tượng trên. Các điều khoản n y thường được in sẵn trong hợp đồng v thường một bên khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng sẽ đính kèm các điều khoản mẫu trong đề nghị với mục đích l các điều khoản này trở thành một phần của hợp đồng [59]. Chính vì những lẽ đ mà các nhà kinh tế học gọi những điều khoản m được hình thành thông qua quá trình đ m phán, thương lượng giữa các bên trong hợp đồng l “individually negotiateed”, còn điều khoản được soạn sẵn trong các hợp đồng mẫu l “non- negotitalbe terms and conditions”.

Dưới g c độ pháp lý, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại

quốc tế 2016 (PICC) sử dụng một khái niệm khác, theo đ “những điều khoản được

một trong các bên lập sẵn để s dụng chung và s dụng nhiều lần đồng thời s dụng trong thực tế mà không có đàm phán với bên kia” được gọi là những điều

khoản mẫu (standard terms) [10, tr124]. Các điều khoản mẫu này yếu tố quyết định

không phải l hình thức trong đ các điều khoản n y được trình b y mà l việc thực tế các điều khoản n y đã được soạn sẵn để sử dụng chung, nhiều lần lặp đi lặp lại v phải được một bên thực sự sử dụng. Điều kiện cuối cùng liên quan đến các điều khoản mẫu l bên kia phải chấp nhận to n bộ điều khoản đ mặc dù các điều khoản khác của hợp đồng c thể được thoả thuận giữa các bên” [10, tr125].

Chỉ thị số 93/13/EEC của Hội đồng chung Châu Âu, các điều khoản soạn sẵn n y được các nh lập pháp của Hội đồng chung Ch u Âu gọi l “not individually

negociated terms and condition” [48], theo đ , “một điều khoản được coi là

ĐKGDC khi nó được soạn thảo từ trước và người tiêu dùng vì thế không thể s a đổi hay điều chỉnh điều khoản đó, đặc biệt là trong trường hợp của hợp đồng mẫu được soạn trước”.2

Người tiêu dùng không bị bắt buộc phải thực hiện các điều khoản không công bằng, các điều khoản còn lại sẽ vẫn có hiệu lực nếu sự tồn tại của

2Phụ lục 1 dẫn chiếu khoản 3 Điều 3 Chỉ th số 93/13/EEC ngày 05/4/1993 của Hội đồng Châu Âu ngày về

nó không lệ thuộc v o điều khoản không công bằng đ . Điểm chung của cả hai văn bản n y, ĐKGDC phải là những điều khoản được soạn thảo trước v không được đ m phán, sửa đổi gì bởi bên được đề nghị giao kết hợp đồng. So với định nghĩa của PICC thì định nghĩa của Chỉ thị 93/13/EEC có phần hạn hẹp hơn nhưng phần n o đã khẳng định được rằng ĐKGDC không thể đồng nhất được với hợp đồng mẫu như quan niệm của nhiều người hiện nay.

Tương tự như vậy, ở Anh, vì Anh chịu ảnh hưởng của các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của EU, do đ , Đạo luật về quyền lợi người tiêu dùng

năm 2015 (Consumer Rights Act 2015 - CRA)3 [71], tuy không trực tiếp sử dụng

thuật ngữ điều kiện giao dịch chung mà sử dụng thuật ngữ “unfair terms in consumer contracts” c nghĩa l các điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng được hiểu l các điều khoản gây ra sự mất cân bằng lớn về quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng với người tiêu dùng. Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng cho phép bên đặt ra các điều khoản có khả năng vi phạm cam kết các nghĩa vụ hợp đồng, loại bỏ hoặc hạn chế trách nhiệm của bên đ đối với người tiêu dùng gây ra một bất hợp lý cho người tiêu dùng thì điều khoản đ sẽ không có hiệu lực. Luật Người tiêu dùng của Úc (Australian Consumer Law – ACL) cũng quy định tương tự như Luật về quyền lợi người tiêu dùng của Anh, dành riêng một phần để quy định về các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng mẫu (Unfair contract terms). [45]ACL không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mẫu, nhưng đưa ra hướng dẫn để tòa án xác định hợp đồng mẫu như sau: i) Liệu một bên có chiếm hoàn toàn hoặc phần lớn quyền lực đ m phán trong giao dịch; ii) Liệu hợp đồng c được soạn sẵn bởi một bên trước khi xảy ra việc thương lượng về giao dịch giữa các bên; iii) Liệu một bên có bị yêu cầu chấp nhận hay từ chối điều khoản của hợp đồng theo form mẫu; iv) Liệu một bên c cơ hội để đ m phán các điều khoản

3Ở Anh tồn tại song song 2 văn bản pháp luật Đạo luật về điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng năm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)