KẾT QUẢ TÌM HIỂU

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU TRUNG B, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH (Trang 52 - 63)

II. PHẦN NỘI DUNG KẾT QUẢ TÌM HIỂU

2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU

2.1. Tình hình giáo dục của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Sơ lược về thành phố Trà Vinh

Thành phố Trà Vinh nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh, bên bờ Nam sông Tiền, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre; phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long; các phía khác đều giáp huyện Châu Thành. Theo quốc lộ 53, thành phố Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 202 km về phía Bắc và cách thành phố Cần Thơ 100 km về phía Tây Nam, cách bờ biển Đông 40 km, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh, thuận tiện giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng đất Trà Vinh đã có từ đầu thế kỷ XVIII, nhưng tỉnh Trà Vinh thì chính thức được thành lập năm 1900, là một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ do Toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập; thị xã Trà Vinh từ lúc đó đã sớm trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ và sau đó là trung tâm hành chính, quân sự của tỉnh Trà Vinh do có vị trí thuận lợi nằm gần cửa sông Cổ Chiên. Đến đầu năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình (tên gọi Vĩnh Bình được giữ suốt thời kỳ 1957 đến 1975), thị xã Trà Vinh lúc đó có tên gọi là Phú Vinh (địa phận xã Long Đức ngày nay) là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Bình. Về phía chính quyền cách mạng, từ tháng 7 năm 1951 đến tháng 9 năm

1954, tỉnh Trà Vinh được hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Trà. Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), như mọi địa phương khác trên toàn miền Nam, thị xã Trà Vinh đã giải thể chính quyền kháng chiến, lực lượng quân sự, công an đã lên đường tập kết ra Bắc, chỉ còn lại các đảng viên bám cơ sở quần chúng, đấu tranh chính trị, đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất hai miền. Mãi đến khi địch công khai xé bỏ Hiệp định, các nơi nổi lên diệt ác, trừ gian, tiến hành Đồng khởi, thành lập các đơn vị vũ trang đối đầu với địch bằng bạo lực quân sự và chính trị, thì chính quyền cách mạng của nhân dân mới chính thức được thiết lập lại trên địa bàn thành phố Trà Vinh (đến tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy miền Tây ra quyết định tái lập hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long), và vẫn giữ nguyên tên gọi và cơ cấu hành chính như thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, tuy phải hoạt động bí mật, gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng chính quyền cách mạng ngày càng trưởng thành, đủ sức lãnh đạo nhân dân chiến thắng kẻ thù. Đến năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) quyết định hợp nhất hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long với tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long, nên trong giai đoạn 1976-1991 thị xã Trà Vinh là trung tâm vùng phía đông nam của tỉnh Cửu Long. Sau gần 16 năm sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến tháng 5-1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh. Và cũng từ đây, thị xã Trà Vinh được đầu tư xây dựng, quy hoạch lại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Trà Vinh. Tháng 32010, theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 4-3-2010 của Chính phủ, thị xã Trà Vinh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Trà Vinh. Đây thực sự là một bước ngoặt đối với thành phố Trà

Chính phủ, Trà Vinh đang đứng trước một vận hội, một thời cơ mới với hàng loạt các dự án, công trình lớn của quốc gia đang và sẽ được triển khai trên địa bàn, tạo nên thế và lực cho thành phố Trà Vinh phát triển đột phá trong thời gian tới, làm đầu tàu lôi kéo các huyện khác trong tỉnh cùng phát triển. Hiện nay, thành phố Trà Vinh có diện tích tự nhiên là 68,16 km2 với 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm xã Long Đức và 9 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9.

2.1.2. Tình hình giáo dục của thành phố Trà Vinh

Chuẩn bị các điều kiện cơ bản thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống trường lớp, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa ngành giáo dục và đào tạo.

Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa”, chú trọng xây dựng hoàn thiện cơ bản mạng lưới trường, lớp mầm non, trường trọng điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia, trường học tổ chức 02 buổi/ngày, tạo điều kiện thực hiện đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đảm bảo mạng lưới trường, lớp học phân bố đều, phát triển hài hòa, đồng bộ ở từng cấp học trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị, năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn.

Đến năm 2020, có 498 trường và trung tâm, tăng 28 trường và trung tâm, tập trung tăng trường học ở cấp mầm non và trung học phổ thông.

Cấp học tiểu học đảm bảo giữ số trường hiện trạng, chỉ điều chỉnh, sắp xếp lại các trường có quy mô và vị trí không phù hợp, xóa các điểm lẻ ít học sinh học.

Xác định tiến độ, quy mô phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố, qua đó xác định quy mô đầu tư cơ sở vật chất tương ứng về đất, về vốn xây dựng trong tổng thể quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch này là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo, đảm bảo điều kiện giảng dạy và phát triển toàn diện giáo dục các cấp. Đồng thời, giúp ngành giáo dục và đào tạo chủ động, chuẩn bị quỹ đất, huy động nguồn vốn, có giải pháp cho việc thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học của hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hệ thống trường, lớp học để đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

+ Huy động trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,5%.

+ Huy động học sinh trong độ tuổi vào lớp 01 đạt 99,9%.

+ Huy động học sinh trong độ tuổi vào trung học cơ sở đạt 98.5%.

+ Huy động học sinh trong động tuổi vào trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề đạt 80%.

+ Các trường trong tỉnh đạt chuẩn chiếm tỷ lệ trên 30% ở các cấp học.

2.2. Trường Thực hành Sư phạm

2..2.1. Sơ lược quá trình thành lập và phát triển

Trường Thực hành Sư phạm được thành lập theo Quyết định số 1721/QĐ- UBND ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh với mô hình dạy học liên cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông. Trường là một cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quản lý của Trường Đại học Trà Vinh về công tác tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất; được sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh về việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục. Nhiệm vụ chính của Trường là:

1. Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và học sinh phổ thông theo mục tiêu, chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Phối hợp với các cơ sở đào tạo ngành sư phạm tổ chức hướng dẫn thực hành sư phạm, thực tập sư phạm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên sư phạm và sinh viên một số ngành khác.

3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm khoa học giáo dục; triển khai ứng dụng các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý giáo dục tiên tiến vào thực tiễn hoạt động của nhà trường; đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục; cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Năm học 2012 – 2013, Trường có 32 viên chức và 231 HS, đến năm học 2018 – 2019, Trường có 156 viên chức (trong đó có 26 giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên) và 2 giáo viên người Philippines, 1.837 học sinh từ Mầm non, Tiểu học, THCS đến THPT. Trường có đội ngũ quản lí, cán bộ giáo viên năng động, sáng tạo, có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Ngoài những giáo viên cơ hữu, Trường còn mời các giáo viên, thực tập sinh đến từ các nước trong và ngoài khu vực cùng tham gia giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2017 – 2018, Trường đã được UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh cho phép tuyển sinh các lớp trung học phổ thông chuyên.

Trường tọa lạc tại một địa điểm có môi trường trong lành và cảnh quan thân thiện, phù hợp cho phát triển giáo dục, được xây dựng trên khuôn viên rộng rãi (28.700m2) với 05 khu nhà, trong đó có 01 khu phục vụ công tác hành chính, 04 khu còn lại dùng cho hoạt động dạy và học, 1 giảng đường (462m2) để tổ chức sự kiện, đáp ứng nhu cầu hội họp, giao lưu, giáo dục, rèn luyện. Tất cả các phòng học của Trường đều được trang bị cửa kính, bảng chống lóa chống bụi, hệ thống tivi box, hệ thống đèn chiếu sáng và bàn ghế đạt chuẩn. Trường có các phòng thí

nghiệm, phòng dạy Tin học, tiếng Anh và thư viện phục vụ giáo viên và học sinh, 01 nhà thi đấu đa năng (1.000m2) sử dụng cho các sự kiện giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của toàn Trường, sân bóng đá (1.700m2), sân bóng chuyền (300m2), khu sân chơi, công viên dành riêng cho học sinh Mầm non, Tiểu học. Bếp ăn rộng rãi, vệ sinh, nguồn thực phẩm đảm bảo sạch sẽ, an toàn và cân đối về dinh dưỡng, 3 toà nhà kí túc xá của Trường đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho học sinh bán trú và nội trú.

Hơn 7 năm qua, thầy và trò của Trường không ngừng phấn đấu “Dạy tốt, học tốt” để Trường phát triển và trở thành một trong những cơ sở đào tạo học sinh toàn diện của tỉnh nhà. Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đều đạt 100%. Tất cả học sinh khối 12 các khóa đều thi đậu Trung học phổ thông Quốc gia, tỉ lệ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên 90%. Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp hàng năm, Trường cũng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục tỉnh nhà. Năm học 2017 – 2018, học sinh của Trường đã tham gia 06 cuộc thi ở cấp quốc gia, đạt tổng cộng 08 giải; cùng với 113 giải ở các cuộc thi cấp tỉnh, 137 giải cấp thành phố. Riêng cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học ở cấp Quốc gia khu vực phía Nam trong suốt 05 năm qua đều có học sinh của Trường đại diện cho Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh tham dự, đạt 05 giải và nhiều phần thưởng cao quý.

Một trong những thế mạnh của Trường là hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế. Trường là một trong những đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường có sự tham gia giảng dạy của các giáo viên đến từ các nước nói tiếng Anh như Canada, Philippines, Australia, Hoa Kỳ... cho học sinh từ bậc Tiểu học trở lên trong nhiều năm. Hàng năm, học sinh của Trường có cơ hội tham gia Trại hè bóng đá do Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Tổ chức Tình Nguyện Viên Châu Á (VIA) thực hiện, tham gia Dự án Đại học Xanh (Green

Ngoài những nỗ lực trong các hoạt động chính khóa, Trường Thực hành Sư phạm còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiện nay Trường có mở các lớp năng khiếu cho học sinh đăng ký tham gia theo sở thích gồm: đàn organ, hội họa, bóng đá, cầu lông, aerobics, võ thuật, bơi lội... Trường thường xuyên giáo dục truyền thống cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khoá như tham quan các di tích lịch sử, tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Anh, Văn học, Toán, Hóa – Sinh, Lý – Tin – Công nghệ, Sử – Địa – Giáo dục công dân - GDQP, Đờn ca tài tử,… tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế qua việc chăm sóc các vườn rau, tham gia thu hoạch nông sản với bà con nông dân...Trường Thực hành Sư phạm luôn trung thành với phương châm giáo dục toàn diện: Ươm mầm và phát triển tài năng, vừa giúp học sinh củng cố tri thức, rèn luyện thể lực, vừa trau dồi vốn sống, hoàn thiện nhân cách. Các hoạt động giáo dục của nhà trường trước mắt là phục vụ mục tiêu tạo nguồn học sinh, sinh viên cho các trường đại học, cao đẳng; tự tin hội nhập quốc tế, có thể du học ngắn hạn hoặc dài hạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đích đến lâu dài của Trường là đào tạo cho đất nước những công dân tiên tiến, vừa có tri thức và đạo đức, vừa năng động, sáng tạo, tự tin – xứng đáng là những người chủ của tương lai. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh luôn được xây dựng trên cơ sở thân thiện, cởi mở, vì sự tiến bộ của các em học sinh và sự phát triển của nhà trường.

Với đội ngũ cán bộ quản lý vừa có Tâm – vừa có Tầm, Hội đồng sư phạm tâm huyết với sự nghiệp trồng người, nhiều giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, học sinh có nề nếp học tập tốt, Trường là hình mẫu lý tưởng cho sinh viên sư phạm kiến tập, thực tập, thực hành thường xuyên, là điều kiện cho sinh viên tôi luyện tay nghề, hình thành những phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.

Trong các năm qua, Trường Thực hành Sư phạm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình. Định hướng của nhà trường là

xây dựng và phát triển nhà trường theo hướng chuyên, phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; phấn đấu trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động thi đua dạy học và giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Nhiều năm qua, trường đã được Hiệu trưởng Đại học Trà Vinh và Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tặng nhiều giấy khen.

2.2.2. Qui mô phát triển số lượng cấp tiểu học trường Thực hành Sư phạm

Năm học 2017 - 2018 Năm học 2018 - 2019

Khối Tổng số lớp Tổng số HS Khối Tổng số lớp Tổng số HS

Một Một 4 lớp Một 4 lớp 188

Hai Hai 4 lớp Hai 4 lớp 150

Ba Ba 4 lớp Ba 4 lớp 134

Bốn Bốn 4 lớp Bốn 4 lớp 150

Năm Năm 4 lớp Năm 4 lớp 138

Tổng Tổng 20 lớp Tổng 21 lớp 760

- Giáo viên, nhân viên: 64, nữ: 53, dân tộc Khmer: 4, đảng viên: 12. - Huy động học sinh đến trường trong năm học 2018-2019

+ Huy động học sinh đi học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU TRUNG B, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)