THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊ MỞ CẤP TIỂU HỌC TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU TRUNG B, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH (Trang 69 - 79)

II. PHẦN NỘI DUNG KẾT QUẢ TÌM HIỂU

5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊ MỞ CẤP TIỂU HỌC TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC TRÀ VINH

TIỂU HỌC TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC TRÀ VINH

5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động trải nghiệm

hoạt động trải nghiệm của phó hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội tại trường cho thấy với 86,7% cho việc quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết và xem nhẹ nội dung quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm 13%. Từ đó, cho thấy nhận thức về quản lý hoạt động trải nghiệm của một số cán bộ quản lý và giáo viên ở trường nay chưa đầy đủ. Đó là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường chưa đạt chất lượng.

Muốn đề xuất các biện pháp quant lý hoạt động trải nghiệm theo hướng hợp lý, có chất lượng thì hiểu biết được nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

5.2. Thực trạng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt trải nghiệm

Mỗi một tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân muốn thực hiện được một chủ trương, chương trình, dự án... thì trước hết phải xây dựng kế hoạch. Mục đích hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở cấp tiểu học của trường là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Đây là một quá trình lâu dài, phải đi từng bước một. Mỗi bước có một nội dung giáo dục khác nhau. Vì vậy, công tác xây dựng kế hoạch có vị trí quan trọng trong hoạt động trải nghiệm.

Thực trạng công tác xây dựng chương trình, kế hoạch ở cấp tiểu học của trường Thực hành Sư phạm hiện nay được các thầy cô giáo làm công tác quản lý xác định qua điều tra Kế hoạch chiến lược có 16,5% cho rằng không cần thiết, chỉ có 7,8% cho là rất cần thiết. Qua trao đổi, cho thấy các nhà quản lý chưa quan tâm đến loại kế hoạch này, họ cho rằng kế hoạch này khó xây dựng, khó triển khai, hầu hết kế hoạch không thực hiện được, bởi một số cho rằng sự thay đổi, đổi mới nội dung, chương trình, điều kiện cơ sở vật chất, con người... làm cho các kế hoạch khó có thể thực hiện được. Các kế hoạch: học kì, tháng, chủ điểm một hoạt động cho thấy: hiện tại các trường tiểu học đều có kế hoạch hoạt

động trải nghiệm ngắn hạn nhưng chưa xây dựng theo hướng trải nghiệm sáng tạo.

Khi đến trường tìm hiểu, tôi thấy nhiều trường có kế hoạch đầy đủ, chi tiết, khoa học, nhưng cũng có trường thì kế hoạch qua loa, dưới dạng phân công và họ còn cho biết là hoạt động theo thói quen hàng năm.

Vì thế, nội dung, hình thức không có gì thay đổi mà theo chỉ đạo của cấp trên là xong. Đồng thời, kế hoạch chưa thể hện rõ hình thức tổ chức theo hướng trải nghiệm sáng tạo.

STT Loại kế hoạch

Mức độ cần thiết Không cần

thiết Cần thiết Rất cần thiết

1 Kế hoạch chiến lược 16,5 75,7 7,8

2 Kế hoạch năm 0 15,5 84,5

3 Kế hoạch học kì 6,1 38,1 55,8

4 Kế hoạch tháng 6,8 28,0 65,8

5 Kế hoạch chủ điểm 10,4 19,3 70,3

6 Kế hoạch một hoạt động 0 30,4 69,6

Với thực tế này, chúng ta cần chú ý hơn đến chất lượng xây dựng kế hoạch hằng năm của hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm sáng tạo, để các kế hoạch hoạt động phù hợp, khoa học, đầy đủ, rõ ràng và đem lại hiệu quả, mang tính giáo dục cao.

5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm

Để tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, trường đều tổ chức thành lập Ban chỉ đạo. Bao gồm: trưởng ban là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; Bí thư Đoàn trường và một số giáo viên có năng lực là thành viên. Ban chỉ

kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình đó. Những hoạt động lớn quy mô toàn trường được phối hợp với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm, Liên Đội, ... tiến hành các hoạt động. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động,

STT Công tác tổ chức chỉ đạo Đánh giá

Tốt Khá Trung bình

Yếu

1 Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch

42,2 34,5 23,3 0

2 Phối hợp hoạt động của các bộ phận 43,2 36,8 20 0 3 Thiết lập tổ chức bộ máy chỉ đạo 40 33,3 26,7 0 4 Xác lập cơ chế phối hợp công tác trên,

dưới, ngang, dọc

33,1 30,2 26,7 16

5 Chỉ huy điều hành công việc 36,5 40,2 23,3 0

Khâu “Phối hợp hoạt động của các bộ phận” được các ý kiến đánh giá tốt nhất cũng chỉ đạt 43,2%. Khâu “Xác lập cơ chế phối hợp công tác trên, dưới, ngang, dọc” chỉ được 33,1% ý kiến đánh giá là tốt và còn có 16 % ý kiến đánh giá ở mức độ yếu. Đa số các ý kiến đánh giá về công tác tổ chức chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm đạt ở mức độ trung bình. Với mức độ này thì hiệu quả quản lý rõ ràng không thể cao.

Một vấn đề cần quan tâm khi xây dựng các biện pháp quản lý chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm sáng tạo là phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các kết quả của nội dung mà kế hoạch đề ra trong công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, nâng cao nhận thức, kỹ năng hoạt động của cán bộ giáo viên, công tác chỉ đạo

thực hiện và kiểm tra đánh giá phải được chú ý và đảm bảo tính phù hợp, khoa học, thống nhất thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo điều kiện thu hút học sinh tham gia.

5.4. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm

Kết quả tìm hiểu về vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm của các giáo viên được trình bày như sau

STT Tổ chức cá nhân

Vai trò Mức độ tham gia Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia

1 Ban Giám hiệu 80 20 0 0 85,3 14,7 0

2 BCH Công đoàn 71,3 27,3 0,7 0,7 84,6 14,7 0,7 3 BCH Chi đoàn 70,7 21,3 8,0 0 93,3 6,7 0 4 Tổ chuyên môn 43,3 46 10,7 0 74 24,7 1,3 5 GV chủ nhiệm 75,7 20,2 4,1 0 97,3 2,7 0 6 GV Bộ môn 35,4 51,3 1,3 0 56,7 41,3 2 7 Tổ Văn phòng 30 52 17,3 0,7 46 50 4 8 BCH Liên Đội 56,7 38,6 4 0,7 43,3 56 0,7

9 BCH Chi Đội, Ban

cán sự lớp 56,7 42,6 0,7 0 84 16 0

10 Hội đồng Đội huyện 41,3 50 8,7 0 44,7 53,3 2

11 Hội Cha mẹ HS 44 45,3 10,7 0 41,3 56,7 2

phương 13 Hội Khuyến học 33,3 44,7 22 0 34,7 44 21,3 14 Đơn vị kết nghĩa 22 52 25,3 0,7 28 50 22 15 Các đơn vị, tổ chức, cá nhân mạnh thường quân 33,3 45,4 20 1,3 43,3 34,7 22

Qua kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng hiện nay các tổ chức, cá nhân từ mục 1 đến 15 đều có tỷ lệ trên 70% người được hỏi cho rằng các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nhà trường có vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm, đặc biệt chú ý hơn là vai trò của Ban Giám hiệu là rất quan trọng, tỉ lệ rất quan trọng từ 80%; giáo viên chủ nhiệm, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, còn các tổ chức ngoài nhà trường mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm còn rất ít và có vai trò chưa quan trọng trong tổ chức các hoạt động, với kết quả này, cho thấy hiện nay công tác xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm ở trường chưa được quan tâm, chưa huy động hết tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tham gia giáo dục.

Kết quả phiếu tìm hiểu giáo viên về những nguyên nhân học sinh không tham gia hoặc không tập trung trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm do trường tổ chức được thể hiện

STT Các nguyên nhân Số lượng người đồng

tình với nguyên nhân 1 Thiếu sự chỉ đạo, thống nhất nội dung, kế hoạch 111

3 Thiếu điều kiện về phương tiện, kinh phí, môi

trường 128

4 Nội dung GD chưa phù hợp 133

5 Chưa phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa gia đình,

nhà trường và xã hội 123

6 Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh 99

7 Chịu tác động bởi môi trường xấu, bạn bè xấu rủ

rê 55

8 HĐ này không cần thiết bằng các công việc khác 88

9 Không có thời gian 102

10 Nguyên nhân khác 0

Lấy kết quả mức độ thứ tự ưu tiên các nguyên nhân dẫn đến học sinh không tham gia hay tham gia mà không tập trung trong các hoạt động trải nghiệm cho thấy hầu hết các thầy cô giáo cho rằng phương pháp tổ chức chưa hấp dẫn, nội dung giáo dục không phù hợp là nguyên nhân làm cho hoạt động có những biểu hiện chưa tốt trong hoạt động trải nghiệm, công tác phối hợp, huy động các lực lượng tham gia giáo dục được nhiều thầy cô quan tâm, các nguyên nhân không có thời gian, xem nhẹ hoạt động trải nghiệm, bạn bè lôi cuốn ở cấp độ thấp. Điều này cho thấy nguyên nhân dẫn đến các hành vi không tốt của HS một phần là công tác quản lý, tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Nếu các biện pháp quản lý và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm khoa học, hợp lý thì chắc chắn hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sẽ được nâng lên.

STT QL cơ sở vật chất Đã có

Mức độ quản lý Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Sân chơi, bãi tập 13 78,7 21,3 0 0

2 Phòng đọc, thư viện 13 81,3 18,7 0 0

3 Phòng truyền thống 13 44,7 46,7 8,6 0

4 Phòng câu lạc bộ sở thích 13 33,3 42 24,7 0

5 Công trình vệ sinh 42 46 47,3 6,7 0

6 Dụng cụ thể thao 130 32,7 47,3 20 0

7 Nguồn nước uống 150 76,7 21,3 2 0

8 Điều kiện phương tiện nghe nhìn (loa,

đài, Tivi, ...) 4 46 50 4 0

9 Điều kiện khác ... 0 0 0 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: Các điều kiện vật chất về sân chơi, bãi tập, phòng đọc, thư viện được đa số quản lý đánh giá tốt và khá: Công trình vệ sinh 93,1%; Nguồn nước uống 91,4%; Phòng truyền thống 58,4%;. Các điều kiện khác tỷ lệ đánh giá công tác quản lý chưa tốt. Như vậy, công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm của cấp tiểu học trường Thực hành Sư phạm, Đại học Trà Vinh chưa thực sự đảm bảo cho công tác hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm. Vậy rất cần các biện pháp quản lý để điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm đạt chất lượng hơn.

5.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động trải nghiệm 5.6.1. Những ưu điểm

Nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm trong cán bộ, giáo viên và học sinh khá đầy đủ. Các hoạt động trải nghiệm đức dục - trí dục - thể dục đã góp phần hình thành niềm tin, đạo đức, nhân

cách, các kỹ năng khác cho học sinh. Cấp tiểu học trường Thực hành Sư phạm thực hiện các hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch và đem lại hiệu quả giáo dục nhất định trên. Trường đã chú ý đến các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá khen thưởng và công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nhiều trường đã có nhiều đổi mới trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Các đoàn thể và một số tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, thể hiện được vai trò của mình trong một số hoạt động.

5.6.2. Những tồn tại

Nhận thức về các hoạt động trải nghiệm của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh chưa đầy đủ, chưa thấy hết vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm trong việc giáo dục học sinh. Năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm của đội ngũ quản lý có hạn; các kế hoạch và việc chỉ đạo còn mang tính bắt buộc học sinh tham gia là chính. Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm còn nghèo nàn, thiếu thực tế và chậm đổi mới làm ảnh hưởng đến mức độ và hiệu quả giáo dục. Sự huy động sức lực, trí tuệ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, chưa phát huy vai trò của các lực lượng này trong hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục. Công tác phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các lực lượng để giáo dục học sinh. Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, môi trường giáo dục chưa đảm bảo và nhất là các hoạt động có số lượng lớn học sinh tham gia có chất lượng giáo dục thấp.

5.6.3. Nguyên nhân

của hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm trong cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả chưa cao. Công tác nghiên cứu, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cho hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo hướng trải nghiệm sáng tạo chưa được đầu tư đúng mức. Nội dung, hình thức, biện pháp quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, chưa sát thực tế, ít được đổi mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tổng phụ trách Đội chưa được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức cơ bản cho hoạt động giáo dục này một cách có kế hoạch và hệ thống. Công tác xã hội hóa giáo dục là biện pháp, hình thức cần thiết, phù hợp với loại hình hoạt động trải nghiệm, nhưng chưa được các nhà quản lý vận động, để toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm theo hướng tổ chức ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy hết tính năng của từng lực lượng tạo nên sự đồng bộ trong các hoạt động giáo dục. Công tác kiểm tra thi đua, khen thưởng đánh giá kết quả chưa kích thích được hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm. Các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động trải nghiệm còn thiếu, chưa đảm bảo tốt cho hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm cho số lượng lớn học sinh tham gia.

6. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý các hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học ở trường Thực hành Sư phạm, Đại học Trà Vinh tôi nhận thấy.

Trong những năm qua, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã có nhiều bước tiến đáng kể, đã được các cấp quản lý quan tâm và có nhận thức tương đối đầy đủ. Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại nhà trường đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cha mẹ học sinh và của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học. Nội dung, hình thức, biện pháp quản lý chưa thật sát hợp, ít được đội ngũ quản lý quan tâm đổi mới theo chỉ đạo

của Bộ và Sở. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất cũng còn thiếu thốn, không đủ để

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU TRUNG B, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)