Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)

V- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

6.Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục

giáo dục

Xã hội hóa giáo dục ở nước ta được thực hiện trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các mối quan hệ quốc tế được mở rộng trên toàn thế giới, cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc giáo dục, đào tạo con người, với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho lao động sản xuất trong nước và quốc tế càng trở nên cấp thiết. Để làm được điều này ngoài việc phát huy nội lực, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam thì chúng ta cần phải tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực và giá trị quốc tế tiên tiến làm cơ sở và đích đến cho nền giáo dục nước nhà. Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế là một trong những nội du của xã hội hóa giáo dục Việt Nam. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa này, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cần phải hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế để đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho giáo dục Việt Nam gắn kết và tham gia vào hệ thống giáo dục quốc tế. Từ đó, nền giáo dục sẽ tiếp cận và phấn đấu theo các chuẩn mực quốc tế về chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu, cơ sở vật chất, tiếp thu và đón đầu công nghệ hiện đại

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đồng thời vấn đề hợp tác quốc tế được triển khai một cách toàn diện, phục vụ cho chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, bảo đảm mục tiêu cơ bản của Việt

Nam là giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng con đường hòa bình và bằng luật pháp quốc tế.

Cùng với các thành tựu hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thông qua hợp tác giáo dục sẽ góp phần đạt mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII) về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trong những năm qua, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo không ngừng được tăng cưởng về số lượng, chất lượng và hiệu quả. Việt Nam đã thu hút được nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo rất đa dạng, bao gồm thiết lập quan hệ với các cơ quan, tổ chức chuyên môn thông qua trao đổi thông tin, ký kết các bản ghi nhớ, trao đổi và đào tạo cán bộ, sinh viên, thiết lập và thực thi các dự án hợp tác song phương, đa phương, dự án tài trợ, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, v.v..

KẾT LUẬN

Trong vài thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hóa ngày càng tác động sâu sắc đến mọi quốc gia dân tộc trên thế giới. Nhiều nước bước vào xây dựng và phát triển nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức, ở đó kiến thức khoa học, các kỹ năng công nghệ, năng lực quản lý và khả năng sản xuất, kinh doanh của nhân loại đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Để tham gia vào xu thế toàn cầu hóa này một cách chủ động và hiệu quả nhất, các quốc gia cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng hàm lượng trí thức về khoa học và công nghệ vào các sản phẩm Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam có nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, để phát huy được tối đa nội lực của quốc gia và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tránh nguy cơ tụt hậu trong thế giới hiện đại không có cách nào khác Việt Nam phải thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng cho sự phát triển giáo dục - đào tạo như giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; giáo dục là nhiệm vụ của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Để thực hiện các chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có hàng loạt những nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII (1993); Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996); Luật giáo dục (1998)... Trong đó ngày 21-8-1997, Chính phủ đã có Nghị quyết số 90-CP về xã hội hóa giáo dục, y tế và văn hóa, chủ trương này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ đại hội tiếp theo.

Có thể khẳng định, xã hội hóa giáo dục là một trong những chủ trương lớn, là tư tưởng chiến lược để phát triển giáo dục Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, cũng như phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động mọi nguồn lực của cộng đồng tham gia cùng Nhà nước thực hiện xây dựng và phát triển nền giáo dục bền vững nhằm bảo đảm dân chủ, công bằng trong đóng góp và thụ hưởng giáo dục. Sau hơn 20 năm thực hiện xã hội hóa giáo dục, với sự nỗ lực của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và đáng trân trọng, song kết quả đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước vốn có truyền thống hiếu học. Nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như: chất lượng giáo dục, việc huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào giáo dục – đào tạo, vai trò quản lý nhà nước trong giáo dục...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2006.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Hộ, Xã hội học giáo dục, Đại học sư phạm/ Đại học Thái Nguyên, 2004.

3. PGS.TS. Mạc Văn Trang, Xã hội học giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2011.

4. Võ Tấn Quang: Xã hội hóa giáo dục, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 5. Chu Văn Thành: Dịch vụ công đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

6. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

7. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

8. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

9. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

10. ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, Hà nội, 2021

11. ĐCSVN - Văn kiện Hội nghị thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. CTQG, H.2013, tr.119.

12. Nguyễn Minh Phương: Đầy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012

13. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)